Nội dung bài viết
1. Nông nghiệp sinh thái
Nông nghiệp đang là ngành kinh tế nuôi sống khoảng hơn 7 tỷ người trên hành tinh này. Thế nhưng, trong hàng ngàn năm qua, canh tác nông nghiệp truyền thống, cũ kỹ và lạc hậu đang làm tổn thương nghiêm trọng tới hệ sinh thái của Trái Đất.
Khi nông nghiệp hữu cơ ra đời, đó đã là một bước cải tiến đáng kể đối với hệ sinh thái tự nhiên. Nhưng vượt xa hơn cả như vậy, đó là sự xuất hiện của nông nghiệp sinh thái – phương thức nông nghiệp bền vững cao cấp nhất hiện nay.
Nông nghiệp sinh thái là phương thức canh tác trồng trọt các loại cây trồng dựa trên việc tận dụng tài nguyên sẵn có trong tự nhiên để phát triển cây trồng. Phương thức ngăn ngừa sâu bệnh phá hoại mùa màng nhưng vẫn đảm bảo tăng cường dinh dưỡng và độ phì nhiêu tự nhiên cho đất đai. Hơn nữa, nông nghiệp sinh thái hoàn toàn không cần dùng đến các loại hóa chất tổng hợp (phân bón, thuốc trừ sâu, kháng sinh hoặc bất kỳ sinh vật đã được biến đổi gen nào).
Bằng cơ chế đặc biệt này, mùa vụ có thể đạt sản lượng cao hơn, thu hoạch được nhiều thực phẩm tự nhiên lành mạnh và bổ dưỡng hơn. Đáng kể nhất là có thể giúp đạt được sự bền vững lớn hơn cho môi trường.
2. Những ưu điểm của nền nông nghiệp sinh thái
Muốn hiểu rõ những lợi ích và sự vượt trội của nông nghiệp sinh thái, chúng ta nên biết về những ưu điểm của phương thức nông nghiệp này sau đây:
Tạo ra nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn
Các sản phẩm sinh thái không có chứa chất độc hại dai dẳng đến từ các loại thuốc như: Thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, phụ gia, chất bảo quản và nhiều sản phẩm được dùng để loại bỏ côn trùng, bảo vệ màu sắc sản phẩm (cam, táo)…
Thực phẩm sinh thái khi được dung nạp sẽ được đồng hóa chính xác mà không làm thay đổi chức năng trao đổi chất, giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến vấn đề thoái hóa ở con người.
Sản phẩm sinh thái được “ăn” phân bón tự nhiên (từ động vật, thực vật) nên khi sinh trưởng và thu hoạch sẽ có hàm lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu, chất chống oxy hóa, carbohydrate và protein cao hơn.
Sản phẩm sinh thái cũng không có chứa các chất phụ gia tổng hợp vốn là nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe như: Suy tim, loãng xương, đau nửa đầu, dị ứng, tăng động, Parkinson,…
Giúp bảo vệ sức khỏe người nông dân
Dư lượng từ hàng trăm các loại thuốc trừ sâu và phân bón lưu lại sau khi sử dụng không được kiểm soát hoặc kiểm soát kém khiến cho sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu dài.
Giúp nâng cao sản lượng, tiết kiệm chi phí nuôi trồng
Cây trồng phát triển trên nền đất tốt và “khỏe mạnh” sẽ đạt được mức độ phát triển toàn diện, kháng bệnh tự nhiên vô cùng tốt. Bản thân cây trồng sẽ có được “hệ miễn dịch” tự thân mạnh mẽ, đẩy lùi tác nhân gây hại và tận dụng tối đa các nguồn lực từ đất, nước, ánh nắng mặt trời.
Nhờ thế, mùa vụ sẽ đạt sản lượng cao hơn mà không cần phải tốn nhiều chi phí cho các công tác phòng trừ sâu bệnh, kích thích tăng trưởng.
Giúp bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái
Dư lượng các chất hóa học, phụ gia từ các sản phẩm hỗ trợ canh tác truyền thống tích trữ nhiều năm tháng gây hại cho môi trường, làm mất đi độ cân bằng trong môi trường đất, nước, không khí,….
Đặc trưng cơ bản của nông nghiệp sinh thái chính là tôn trọng động vật hoang dã, các vi sinh vật trong môi trường tự nhiên, không tạo ra các chất thải gây ô nhiễm, giúp tiết kiệm năng lượng. Cho nên, nông nghiệp sinh thái chính là bảo tồn hạt giống cho tương lai.
Đó là những ưu điểm của nền nông nghiệp sinh thái mà canh tác truyền thống không thể tạo ra được. Người nông dân nên quan tâm tìm hiểu sâu hơn và kỹ lưỡng hơn về hình thức nuôi trồng cấp tiến này để gia tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường tự nhiên.
Tổng hợp
Xem thêm bài viết ? So sánh đất tốt, đất xấu và cách để cải tạo đất tốt