Trồng đồng hành là cách trồng các loại cây khác nhau cùng nhau trên một mảnh đất. Trong các vườn rau, việc trồng các loại cây đồng hành sẽ mang đến nhiều lợi ích.
Nội dung bài viết
Lợi ích của việc trồng cây đồng hành
Việc trồng cây đồng hành trong vườn mang đến nhiều lợi ích như:
- Thu hút các loài côn trùng có ích giúp thụ phấn và ngăn chặn các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
- Nâng cao độ phì nhiêu của đất nhờ bổ sung nguồn dinh dưỡng hữu cơ từ tàn dư cây đồng hành.
- Cung cấp bóng mát cho các loại cây bụi thấp và có thể là giàn leo cho các loại cây leo giàn.
- Giúp hạn chế những loại cỏ dại không mong muốn trong vườn rau.
Những lưu ý khi trồng cây đồng hành trong vườn rau
Để có thể phát huy tối đa những lợi ích của việc trồng cây đồng hành, cần phải biết cách lựa chọn các loại cây có thể kết hợp với nhau.
- Lựa chọn các cây trồng không cạnh tranh dinh dưỡng, nước, ánh sáng mặt trời, không gian sống trên mặt và cả hệ thống rễ dưới đất với nhau.
- Không trồng chung các cây trồng cùng họ dễ bị bệnh.
- Cần luân canh hợp lý các loại cây đồng hành trong vườn để tránh các vấn đề sâu bệnh và mất cân bằng dinh dưỡng.
- Không nên trồng chung các loại cây họ hành (hành, hẹ, tỏi,…) với các loại cây họ đậu với nhau. Vì các loại cây thuộc họ hành sẽ tiết ra đất một chất làm chết vi khuẩn có ích trên rễ cây họ đậu. Điều này sẽ ức chế sự phát triển của cây đậu và ngăn cản quá trình cố định nitơ.
- Trồng một số loại cây thảo mộc trong vườn để thu hút thiên địch và xua đuổi côn trùng gây hại như: Húng quế, ngò, oải hương, xạ hương, lưu ly, bạc hà, kinh giới cay, hương thảo,…
- Trồng một số loại hoa đồng hành như cúc vạn thọ, hoa oải hương, hoa hướng dương, cây sen cạn, cúc ngũ sắc,…
Một số loại cây trồng đồng hành trong vườn rau
>>> Đọc thêm: Tại sao chúng ta nên trồng hoa cúc vạn thọ trong vườn?