Những hoạt động canh tác khiến đất trồng ngày càng xấu đi

Đất là tài nguyên vô giá, nó chính là chìa khóa để duy trì sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, đất không được quan tâm và bảo vệ. Sức khỏe của đất trồng ngày càng xấu đi, mức độ thoái hóa đất ngày càng trầm trọng. Những hoạt động canh tác không hợp lý đã khiến chất lượng đất suy giảm, kéo theo đó là sự giảm sút về năng suất và chất lượng nông sản cũng như sức khỏe của con người và môi trường.

Những hoạt động canh tác dưới đây là nguyên nhân làm đất xấu đi.

1. Sử dụng thuốc diệt cỏ

Đa phần nông dân đều cho rằng cỏ dại là loài thực vật xâm lấn trong vườn, cần loại bỏ vì chúng cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng và tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh cho cây.

Để xử lý cỏ dại nhà vườn thường chọn cách nhanh gọn nhất là sử dụng thuốc diệt cỏ. Chỉ với một lần phun xịt, toàn bộ cỏ trong vườn đều được giải quyết.

Việc sử dụng các loại thuốc diệt cỏ không chỉ tiêu diệt cỏ dại mà còn tiêu diệt luôn các sinh vật sống trong đất.

Trong khi đất cần được bảo vệ bởi thảm thực vật che phủ và nuôi dưỡng bởi các sinh vật sống trong đất.

Không chỉ vậy, việc sử dụng thuốc diệt cỏ còn để lại các độc chất nguy hiểm trong đất, những độc chất này sẽ nhiễm vào nông sản, làm giảm chất lượng nông sản, tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng.

2. Bón quá nhiều phân hóa học

Phân hóa học chính là phát minh vĩ đại của loài người, không chỉ giúp cây trồng phát triển nhanh mà còn giúp nông dân tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức bởi tính tiện dụng.

Thay vì phải bón hàng chục kg phân bón hữu cơ thì chỉ cần một vài kg phân hóa học đã đủ dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.

Nhờ tính tiện dụng này mà phân hóa học ngày càng được nhà nông ưu tiên sử dụng trong canh tác, loại bỏ dần việc sử dụng các loại phân chuồng, phân ủ khác.

Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức phân bón hóa học lại đem đến những hậu quả tiêu cực cho đất trồng.

Trong phân bón hóa học có chứa axit, do đó việc bón liên tục khiến pH đất sụt giảm nhanh, đất trở nên chua hóa.

Các vi sinh vật trong đất thiếu thức ăn (chúng ăn các chất hữu cơ) khiến mật độ giảm dần.

Đất thiếu mùn hữu cơ, ngày càng trở nên chai cứng, nén chặt, thiếu thông thoáng.

Phân hóa học được đưa vào đất, sinh ra các phản ứng hóa học như kết tủa làm đất vón cục, đồng thời lượng phân dư thừa khi không được cây hấp thụ hết cũng lưu lại làm kết cấu đất thay đổi.

3. Lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật

Các loại hóa chất bảo vệ thực vật giúp nhà vườn giải quyết nhanh gọn các vấn đề sâu bệnh trên cây trồng. Với giá thành rẻ, khả năng xử lý sâu bệnh nhanh nên các hóa chất này luôn được các nhà vườn lựa chọn để bảo vệ cây trồng của mình.

Tuy nhiên, tương tự như thuốc diệt cỏ, các hóa chất bảo vệ thực vật ngoài việc tiêu diệt sâu bệnh tấn công cây còn tiêu diệt luôn các loại vi sinh vật, sinh vật có lợi trong đất và trong vườn.  Đất nhiễm độc chất hóa học, tồn dư kim loại nặng khiến cây trồng ngày càng phát triển kém, sâu bệnh ngày càng tấn công mạnh.

Đồng thời việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe của người làm vườn  và người sử dụng nông sản.

4. Trồng độc canh trong thời gian dài

Trồng độc canh là một trong những phương thức tác ở đa số các vườn trồng. Trên vườn chỉ phát triển duy nhất một loại cây trồng, không xen canh thêm các loại thực vật khác.

Việc độc canh trong thời gian dài khiến đất thoái hóa, chai cứng, bạc màu nghiêm trọng.

Đa dạng sinh học trong vườn mất đi khiến nấm bệnh trong đất ngày càng phát triển.

Danh mục: ,