Những bài học từ thiên nhiên – Hướng dẫn về nông nghiệp sinh thái

Lời tựa

Với 3 năm thực hành thí nghiệm và 6 năm quan sát nền nông nghiệp nhiệt đới, tôi (Mukakami) đã nhận ra một nhân tố đầy quan trọng và thú vị, đó là việc canh tác nông nghiệp theo đúng quy luật của tự nhiên sẽ giúp nhanh chóng khôi phục độ phì nhiêu của đất và cân bằng sinh thái, từ đó dẫn đến năng suất tăng lên và bền vững.

Tôi có hai mục đích khi định viết cuốn sách này. Một là viết một cuốn sách đơn giản để giải thích các ý cơ bản về thiên nhiên nhằm giúp cho mọi người hiểu thế nào là nông nghiệp theo quan điểm của tự nhiên. Hai là chia sẻ kinh nghiệm của tôi trong thực hành nông nghiệp sinh thái ở vùng nhiệt đới.

Cuốn sách này chỉ bao gồm các thông tin cơ bản cần thiết để hiểu biết về nông nghiệp. Tôi không đi sâu vào các kỹ thuật đặc biệt bởi tôi cho rằng quan trọng là phải hiểu được các ý cơ bản. Một khi đã có kiến thức cơ bản, mọi người có thể phát triển và ứng dụng những hiểu biết và kỹ thuật của mình vào những hoàn cảnh đặc biệt.

Nông nghiệp không thể chỉ bị thu hẹp bởi việc sử dụng một tỷ lệ phân bón hóa học phù hợp và một liều lượng chất hóa học đúng đắn. Thực tế canh tác còn phức tạp và đa dạng hơn nhiều. Chẳng có câu trả lời nào là có sẵn cả. Sự linh động và trí tưởng tượng mới thật cần thiết cho sự phát triển thực sự của nông nghiệp.

Có hai người đã động viên tôi làm việc trong nền nông nghiệp sinh thái.

Một là cha tôi

Người đã thực hiện canh tác hữu cơ ở Nhật Bản kể từ năm 1971. Điều thúc đẩy tôi hoạt động cho nông nghiệp sinh thái chính là ý kiến đơn giản, nhưng mạnh mẽ của ông cho rằng nhiệm vụ của nông nghiệp là sản xuất ra thực phẩm phục vụ sức khỏe của nhân dân chứ không phải sản xuất ra thực phẩm chứa chất hóa học độc hại vì lợi ích kinh tế của nông dân. Ông đã minh chứng cho tôi thấy mọi cây trồng có thể phát triển tốt mà không cần dùng các chất hóa học, vì vậy sẽ không có khái niệm “tránh” dùng chúng trong canh tác.

Hai là Masonobu Fukuoka

Ông Masonobu Fukuoka, một nông dân chuyên về tự nhiên, tác giả của cuốn “Một cuộc cách mạng rơm” là một người thầy về nông nghiệp của tôi. Ông ấy nói rằng thiên nhiên vốn hoàn hảo, chính con người đã tác động xấu đến tự nhiên và tạo ra nhiều vấn đề, làm cho các vấn đề này trở nên tồi tệ hơn.

Nông dân không bao giờ cày xới và chăm bón đất trong rừng tự nhiên nhưng đất ở đây vẫn tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Còn đất nông nghiệp được nông dân cày xới và chăm bón thường xuyên cho mỗi vụ mùa mà nó vẫn cằn cỗi, ít chất dinh dưỡng. Vì sao vậy? Đó là vì con người không chịu hiểu thiên nhiên.

Chia sẻ của Giám đốc điều hành PROSHIKA về Cuốn sách Những bài học từ thiên nhiên

“Trải qua hơn một triệu năm, thiên nhiên đã xây đắp nên một hệ thống các mối quan hệ trao đổi phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố đất, nước, không khí, rừng, ánh sáng mặt trời và sinh vật – tạo nên cái mà chúng ta gọi là hệ sinh thái. Đó là hệ thống hỗ trợ mọi sinh vật sống trên hành tinh này, không chỉ đáp ứng nhu cầu cần thiết mỗi ngày mà còn lưu trữ những nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.

Tuy nhiên hệ thống hỗ trợ này đang bị đe dọa bởi sự tấn công của loài người với thiên nhiên, nhất là mức độ nghiêm trọng trong vài thập kỷ gần đây. Khi bị mù quáng bởi cái gọi là “thành tựu khoa học và kỹ thuật”, con người có niềm tin rằng họ có thể chinh phục được thiên nhiên và khai thác chúng đến cùng kiệt. Không có gì khác ngoài sự kiêu ngạo và một lời biện minh cho lòng tham vô đáy. Những tưởng hiểu biết về khoa học kỹ thuật, họ không chịu hiểu tầm quan trọng của khoa học tự nhiên. Và càng hiểu sai, mối quan hệ của con người với thiên nhiên ngày càng trở nên tồi tệ.

Nhưng trong cuộc chiến cam go này, chắc chắn con người sẽ là những kẻ thua cuộc khi mà họ và những sinh vật khác sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Những dấu hiệu đang được cảnh báo trước hiện nay như trái đất nóng lên, mưa axit, thương tổn tầng ozon, phá rừng ồ ạt, hoang mạc gia tăng, hạn hán kéo dài, lũ lụt nguy hại cùng giông bão khủng khiếp đang tàn phá nhiều nơi trên trái đất.

Tuy nhiên, môi trường bị tàn phá không những là hậu quả của sự ngạo mạn về khoa học của con người mà còn chịu tác động từ cách tổ chức xã hội trong hệ thống kinh tế, văn hóa, xã hội. Hệ thống kinh tế dẫn đến tình trạng độc quyền nguồn tài nguyên bởi một số ít người, trong khi đó hệ thống xã hội thúc đẩy tập trung quyền lực vào một số nhỏ với cái giá phải trả là tước quyền công dân của nhiều người, còn hệ thống văn hóa bào chữa cho lòng tham và liều lĩnh dưới cái tên chủ nghĩa cá nhân.

Nếu lương tri loài người không được lên tiếng, không sớm thì muộn họ sẽ phá hủy môi trường của chính mình và những sinh vật sống xung quanh. Vậy làm cách nào, chỉ khi họ xây dựng một xã hội dựa trên sự chia sẻ công bằng và lâu bền nguồn tài nguyên, phân cấp quyền lực xã hội cũng như thúc đẩy tiêu thụ dựa trên nền tảng nhu cầu chứ không phải lòng tham của một số ít người.

Khoa học và kỹ thuật của con người cũng cần hiểu những nguyên lý và quy luật của tự nhiên, tìm được sự phát triển bền vững trong sự hòa hợp nhịp nhàng giữa khoa học công nghệ với khoa học công nghệ cao cả của tự nhiên.

Cuốn sách “Những bài học từ thiên nhiên” của ông Shimpei Murakami là một cố gắng đáng ca ngợi khi tìm ra các nguyên tắc và quy luật của tự nhiên cũng như cách hiểu và ứng dụng chúng để phát triển một hệ nông nghiệp thay thế trong sạch và bền vững. Từ kinh nghiệm làm việc lâu năm ở Nhật Bản và 3 năm kinh nghiệm tại trang trại sinh thái Proshika của tác giả, cuốn sách mang nhiều khuynh hướng thực hành và vẫn đi kèm những lý giải cặn kẽ nguyên lý đằng sau những thực hành ấy.

Cuốn sách được viết trong bối cảnh tại Bangladesh nên có lẽ chỉ phù hợp cho các nhà thực hành sinh thái nông nghiệp nơi đây. Ngoài ra, cuốn sách sẽ là một nguồn quý giá cho nhà môi trường học khi họ nhận ra nông nghiệp hóa học đã ảnh hưởng như thế nào đến các tài nguyên nông nghiệp như đất, nước, đa dạng sinh học,… Ông Murakami đã miêu tả chi tiết hiện tượng và đưa ra các cách thực hành hợp lý.

Tóm lại, sau khi đọc xong cuốn sách này, người ta lạc quan tin tưởng rằng sẽ có phương án cho vấn đề hủy hoại môi trường. Tác giả chứng minh được rằng cả trên lý thuyết và thực hành, hệ nông nghiệp sinh thái vừa thân thiện với môi trường, vừa đem lại năng suất cao hơn và ổn định hơn so với nông nghiệp hóa học. Bất cứ ai đọc xong cuốn sách này sẽ tin rằng hệ nông nghiệp sinh thái dựa trên khoa học tự nhiên cao cả, và vì vậy, đó chính là hướng đi cho tương lai.”

Qazi faruque Ahmed – Giám đốc điều hành PROSHIKA

Bạn có thể đọc từng phần của tác phẩm Những Bài Học Từ Thiên Nhiên – Shimpei Murakami theo các link dưới đây:

  1. Thiên nhiên và Nông nghiệp
  2. Đất, chức năng và đặc tính của đất
  3. Các vấn đề với nông nghiệp hóa học
  4. Những nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái
  5. Bài học Bón phân và Bảo tồn đất
  6. Bài học về Hệ thống canh tác
  7. Quản lý dịch bệnh và cỏ dại
  8. Quy trình tự sản xuất hạt giống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh