Nhận biết ghẻ loét ghẻ sẹo trên cây chanh và cách phòng trừ
Hiện nay cây chanh được trồng phổ biến và phân bố rộng cả nước với nhiều chủng loại phong phú, vì loại nông sản này có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh gây hại trên cây chanh luôn là vấn đề quan tâm của nhà vườn, trong đó, phổ biến nhất là ghẻ loét ghẻ sẹo. Ghẻ loét ghẻ sẹo gây hại trực tiếp đến lá, quả, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm, giá trị kinh tế người trồng.
Nội dung bài viết
1. Bệnh ghẻ loét trên cây chanh
1.1. Biểu hiện
Trên lá: Bệnh loét thường xuất hiện cả mặt trên và mặt dưới lá. Ban đầu vết bệnh là những chấm nhỏ sũng nước màu trắng vàng xuất hiện mặt dưới lá (kích thước 1mm). Khi phát triển mạnh vết bệnh lõm xuống và phần mép xung quanh vết bệnh hơi nổi gờ, phía ngoài cùng của vết bệnh có quầng tròn dạng giọt dầu màu vàng hoặc xanh tối. Các vết bệnh thường nối liền nhau, lá mang bệnh không bị biến dạng nhưng dễ rụng.
Trên quả: Vết bệnh xù xì màu nâu, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng. Bệnh làm cho quả xấu mẫu mã, không đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu.
1.2. Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Xanthomomas campestris pv. citri (Hasse) Dye gây ra. Vi khuẩn hình gậy, một đầu có một lông mao, gram âm, háo khí. Khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy màu vàng bóng, hơi hồng, rìa hơi lượn sóng.
Vi khuẩn gây bệnh tồn tại trên tàn dư lá, quả, thân, cành cây đã bị bệnh. Vi khuẩn lan truyên nhờ tác nhân cơ giới, gió, nước mưa. Do đó, bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện thời tiết ẩm, mùa mưa.
1.3. Biện pháp
Vườn trồng cây chanh cần có hệ thống thoát nước tốt, không trồng cây giống bị nhiễm bệnh và không trồng quá dày để tạo thông thoáng cho vườn.
Cắt và thu gom cành, lá, quả bị bệnh đem tiêu hủy nguồn bệnh.
Những vườn bị bệnh không tưới nước lên tán cây vào buổi chiều mát, không tưới thừa nước. Cắt tỉa tạo tán định kỳ để vườn không bị rậm rạp. Tránh tạo vết thương cơ giới cho vi khuẩn xâm nhập.
Bón phân cân đối giữa phân bón đa, trung, vi lượng vừa cung cấp dinh dưỡng vừa tăng sức đề kháng cho cây để chống chịu bệnh.
Phòng chống sâu vẽ bùa (vectơ truyền bệnh loét vi khuẩn) bằng cách phun WAO AKA vào các đợt cây ra lộc (phun 1 lần khi lộc mới nhú và 1 lần sau đó 1 tuần).
Phun phòng loét vào lúc mới ra lộc hoặc khi bệnh bắt đầu xuất hiện bằng chế phẩm Vaccin và Siêu đồng. Khi bệnh nặng có thể phun 2-4 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
2. Bệnh ghẻ sẹo cây chanh
2.1. Biểu hiện
Bệnh ghẻ sẹo gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, bệnh thường phát sinh sớm ở các bộ phận còn non: lộc non, lá non, quả non…
- Trên lá: Ban đầu vết bệnh là những chấm nhỏ. Sau đó chuyển thành màu nâu nhạt, nhô lên mặt dưới của lá, thành các nốt mụn ghẻ, làm cho lá bị cong về phía trước. Nếu cây bị nặng, lá sẽ bị vàng và rụng.
- Trên cành: vết bệnh thường to hơn trên lá, các vết bệnh cũng có biểu hiện lồi lên nằm rời rạc hoặc liên kết với nhau làm cành khô chết, nhiều trường hợp bệnh còn thúc đẩy quá trình hình thành chồi nách.
- Trên quả: Thường phát sinh mạnh trên quả non, vết bệnh nổi gờ sần sùi hình chop nhọn, màu vàng nâu, sau vết bệnh hóa bần, vết bệnh nằm rải rác hoặc liên kết với nhau thành từng đám. Quả bị bệnh thường phát triển chậm, vỏ dày, méo mó, dị dạng.
2.2. Nguyên nhân
Bệnh ghẻ sẹo do nấm Elsinoe fawcetti gây nên.
Nấm gây bệnh bằng cách xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương hở. Sau khi tràng hoa rụng nấm xâm nhập vào quả non và lộc hạ, lộc thu là thời kỳ bệnh phát triển mạnh nhất trong năm. Đến mùa đông khô lạnh bệnh ít hoặc ngừng hẳn.
2.3. Biện pháp phòng trị bệnh
Cắt tỉa vườn thông thoáng, loại bỏ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh.
Chủ động quản lý sâu hại đặc biệt là sâu vẽ bùa, sâu đục thân, ruồi đục quả.
Khi bón phân cho cây cần đảm bảo yếu tố cân đối và đẩy đủ, đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng vi lượng, cung cấp dinh dưỡng qua lá theo thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây, không để cây thiếu hụt dinh dưỡng đặc biệt là giai đoạn nuôi quả non. Sử dụng phân bón lá A4 theo các thời kỳ: phát triển lộc, trước khi ra hoa, đậu quả và nuôi quả.
Chủ động phòng bệnh trên vườn ươm cây con trước khi trồng đại trà.
Quản lý bệnh chủ động bằng cách phun chế phẩm Siêu đồng và Vaccin. Phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.
>>> Click vào tên sản phẩm để tìm hiểu thông tin đầy đủ hơn.
Có thể bạn muốn biết:
- Sâu bệnh cây chanh, cách trị sâu bệnh cho cây chanh
- Nguyên nhân chữa mãi, cây vẫn không hết bệnh?
- Những nguyên nhân khiến cây thối rễ, kém phát triển
Xem thêm về: chăm sóc cây chanh
Danh mục: Cách kiểm soát bệnh cây trồng
BÌNH LUẬN
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
-
Khuyến mãi
MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh
180,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
Giảm giá!
WAO BOOM – Chăm sóc đất, bảo vệ rễ, diệt trừ nấm hại trong đất
995,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
Khuyến mãi
Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh
215,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả
540,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
Kéo cắt cành nhập khẩu Đức Original LOWE 15.107
850,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng