Cam bưởi bị rụng trái non là hiện tượng mà hầu như nhà vườn nào cũng đã và đang gặp phải. Rụng trái sinh lý, thiếu dinh dưỡng, do sâu bệnh hại hay do điều kiện khí hậu thay đổi đều là những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này. Vậy biện pháp để hạn chế tối đa tình trạng này là như thế nào? Trong bài viết này, WAO sẽ chỉ ra những nguyên nhân cụ thể và biện pháp hạn chế tối đa hiện tượng cam bưởi bị rụng trái non.
Nội dung bài viết
1. Cam bưởi bị rụng trái non do sinh lý của cây
1.1. Biểu hiện
Rụng trái sinh lý là hành động tự đào thải một số trái của chính cây trồng, số lượng và tỉ lệ sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của cây. Rụng trái sinh lý sẽ được nhóm chất điều hòa sinh trưởng nội sinh tác động lên tầng rời của cây gây ra hiện tượng này nhằm đảm bảo sức khỏe cây trồng, đây là cơ chế tự vệ của cây để chống lại sự suy kiệt nhưng có thể duy trì nòi giống tốt.
Lưu ý: 4 tuần đầu tiên sau khi đậu trái thì việc rụng trái sinh lý diễn ra mạnh, đây là giai đoạn mà chúng ta sẽ tác động tất cả các biện pháp liên quan để hạn chế việc rụng trái.
1.2. Biện pháp
Thay vì để cây tự rụng trái sinh lý thì chúng ta sẽ tiến hành tỉa trái non để hạn chế rụng trái sinh lý. Việc cắt tỉa quả sẽ hỗ trợ rút ngắn giai đoạn rụng quả sinh lý (cách chọn lọc quả tự nhiên của cây), giúp cây tập trung nuôi những quả chất lượng.
Nhà vườn cắt tỉa những quả nhỏ, quả ở chùm quá dày, quả ra ở vị trí không thuận lợi, quả phát triển không cân đối, méo mó, sần sùi. Bên cạnh đó cũng cắt bỏ những cành ra hoa nhưng không đậu quả, cành tăm, cành khô để giúp cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
Hai thời điểm nên tiến hành cắt tỉa quả:
- Lần thứ nhất: Sau khi đậu quả khoảng 3 tuần
- Lần thứ hai: Tỉa cách lần một 2 tuần
2. Cam bưởi bị rụng trái non do thiếu dinh dưỡng
2.1. Biểu hiện
Việc bón phân cho cây trước thời điểm cây ra trái và sau khi ra trái là điều kiện tiên quyết giúp đạt năng suất và chất lượng trong vụ mùa đó. Khi bón phân không cân đối, thừa các nguyên tố đa lượng và thiếu các nguyên tố vi lượng sẽ khiến cây hấp thụ dinh dưỡng không đảm bảo dẫn tới cây bị rụng trái non.
Khi cây thừa các nguyên tố đa lượng sẽ dẫn tới cây phát triển lộc non và bật lộc, lúc này cây trồng nuôi dưỡng cả lộc non và trái non. Lúc này lộc non cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, cây chỉ tập chung nuôi lộc non trên cây, cùng với đó trái non trên cây không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng dẫn đến cuống quả yếu dần và rụng xuống.
2.2. Biện pháp
Giai đoạn cây hình thành trái non rất cần lượng cân đối dinh dưỡng giữa đa, trung vi lượng để cây sinh trưởng, phát triển toàn diện, khỏe mạnh, vững chắc. Đồng thời những dưỡng chất này giúp tăng phẩm chất, tăng hương vị trái. Giúp trái bóng đẹp, tròn đều, thơm ngọt, vỏ mỏng, mọng nước.
Dinh dưỡng đa lượng:
Bà con có thể sử dụng phân hữu cơ như phân chuồng, phân ủ từ đạm cá, phân ủ từ đậu tương. Lượng bón đối với mỗi cây tùy thuộc vào thể trạng cây, số tuổi,…Bón khoảng 50gram/1 gốc, 1 tuần 1 lần.
Dinh dưỡng trung vi lượng:
Sử dụng phân bón cao cấp Sao đỏ với đầy đủ các dinh dưỡng trung, vi lượng thiết yếu cho cây cam bưởi. Có thể sử dụng phân trung vi lượng dạng bón gốc với liều lượng 30 – 50gram/1 gốc.
Phun qua lá:
Ngoài phân bón gốc, ở giai đoạn cây đã có trái non bà con nên sử dụng phân bón lá A4 phun xịt qua lá, để lá hấp thụ dinh dưỡng nhanh nhất nuôi và giữ quả, giúp quả phát triển đồng đều, mã quả sáng đẹp – chất lượng cao, đồng thời các chủng vi sinh vật trong phân bón lá A4 sẽ giúp cây tăng sức đề kháng, chống chịu được thời tiết bất lợi. Bà con sử dụng trong những tuần đầu tiên sau khi rụng trái. Phun định kỳ 10-15 lần/ngày.
3. Cam bưởi bị rụng trái non do thời tiết
3.1. Biểu hiện
Khi cây cam bưởi cho ra trái gặp thời tiết như nắng nhiều cây không đủ lượng nước cung cấp cho cây trồng dẫn đến cây bị khô hạn và héo trái non và dẫn tới hiện tượng rụng trái non hàng loạt.
Khi thời tiết mưa phùn nhiều, ẩm độ đất và không khí lên cao, cam bưởi lúc này dễ bị sâu bệnh hại tấn công và ảnh hưởng đến trái làm rụng trái non. Nếu không có biện pháp kịp thời có thể rụng toàn bộ trái non trên cây, gây thiệt hại nặng đến kinh tế.
3.2. Biện pháp
Bà con cần chủ động tạo rãnh thoát nước cho cây, để khi mưa thì vườn thoát nước hoàn toàn, ngưng tưới những ngày sau mưa.
Trong mùa khô, nếu không chuẩn bị được đầy đủ nước tưới cho cây trồng thì bà con cần tạo điều kiện để giữ ẩm cho cây, bằng cách: để cỏ, tủ gốc, sử dụng lá cây khô phủ khắp vườn.
4. Cam bưởi bị rụng trái non do côn trùng gây hại
4.1. Biểu hiện
Thời điểm này, rất nhiều loài côn trùng gây hại trên trái non như nhện, sâu đục trái, sâu vẽ bùa,…Chúng tấn công làm trái non làm trái sần sùi, méo mó, da cám và rụng.
4.2. Biện pháp
Phòng trừ và xử lý nhện gây hại
Để phòng trừ và xử lý nhện gây hại sử dụng nấm ký sinh (nấm xanh, nấm trắng) phun liên tục 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Nếu mật độ nhện dày thì phun 3 lần. Nên kết hợp thêm Amino acid để tăng hiệu quả.
Phòng trừ và xử lý bọ trĩ gây hại
Để xử lý và phòng trừ bọ trĩ sử dụng chế phẩm sinh học AHBI kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân, cành, lá liên tục 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày. Bên cạnh đó cần tạo độ thông thoáng cho vườn bằng việc cắt tỉa, tạo tán hợp lý.
Phòng trừ hiệu quả sâu đục quả
Để phòng trừ hiệu quả sâu đục quả cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA phun định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần.
- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện thời gian trưởng thành sâu đục quả bắt đầu đẻ trứng hoặc giai đoạn sâu mới gây hại khi quả vừa hình thành.
- Thu gom những quả bị nhiễm còn trên cây và quả đã rụng xuống đất ngâm trong nước vôi nồng độ 1% ít nhất 24 giờ để diệt sâu non.
- Bên cạnh đó cần bảo vệ và phát triển các loài thiên địch trong vườn như kiến vàng, ong ký sinh,…
Kiểm soát sâu vẽ bùa
Để kiểm soát sâu vẽ bùa sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA phun liên tục 3 lần cách nhau 3 ngày. Ngoài ra cần phun định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần để phòng trừ sâu. Bên cạnh đó cần bảo vệ và phát triển các loài thiên địch trong vườn như kiến vàng, các loại ong ký sinh.
Cam bưởi giai đoạn trái non là giai đoạn cây cần được chăm sóc đặc biệt để chất lượng trái cuối vụ tốt, năng suất cao, đem lại giá trị kinh tế lớn. Nhà vườn cần chủ động kết hợp nhiều biện pháp phòng trừ và xử lý từ sớm để hạn chế được thiệt hại.