Ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 và phong tục truyền thống của người Việt 

Tết Đoan Ngọ từ lâu được xem là ngày lễ truyền thống quan trọng trong đời sống người Việt. 

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. 

Theo phong tục từ xa xưa, vào ngày Tết Đoan Ngọ, mỗi nhà đều chuẩn bị một mâm lễ thắp hương để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ thắng lợi, gửi gắm hy vọng mùa màng sẽ tươi tốt, mầm bệnh bị tiêu diệt, cây trái sinh sôi nảy nở, ước mong con người luôn mạnh khỏe, không bệnh tật.

Đồng thời trong ngày lễ này ở mỗi vùng miền sẽ có thêm những tục lệ đặc trưng riêng.

Sự tích Tết Đoan Ngọ – Tết diệt sâu bọ 

Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết diệt sâu bọ.

Tết diệt sâu bọ xuất phát từ điển tích trong dân gian. Theo tích, năm ấy, nông dân được mùa bội thu, ai nấy đều hân hoan. Tuy nhiên, niềm vui chẳng được bao lâu, bỗng từ đâu hàng đàn sâu bọ kéo đến ăn sạch hoa trái, lương thực đã thu hoạch.

sự tích ngày tết đoan ngọ

Trong lúc người dân đang hoang mang bất lực thì có một ông lão xưng là Đôi Truân đi qua. 

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm những lễ vật đơn giản: Bánh gio, trái cây, sau đó đi ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo lời ông thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ”, nhiều người gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Người dân làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ nhằm mục đích phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu.

Tục lệ truyền thống vùng miền trong ngày Tết Đoan Ngọ

Ở 3 miền Việt Nam, mỗi miền sẽ có những đặc trưng riêng trong ngày lễ này.

Mâm cúng tổ tiên

Với người dân miền Bắc, vào ngày này, mâm cúng tổ tiên thường sẽ có những món đặc trưng như các loại quả (mận, vải), xôi chè, rượu nếp, cơm rượu, bánh gio (bánh tro)…

mâm cúng lễ ngày tết đoan ngọ

Với người dân miền Trung, giống như mâm cúng miền Bắc, mâm cúng tết Đoan ngọ của người miền Trung cũng có các lễ vật cơ bản như: Hương, hoa, rượu nếp, nước, các loại quả, bánh tro, ngoài ra còn có thịt vịt và chè kê.

Với người dân miền Nam, mâm lễ sẽ có các lễ vật cơ bản cùng với chè trôi nước, bánh ú nhân mặn ngọt.

Khảo cây

Ngoài ra, ở nhiều nơi còn có tục khảo cây: vào ngày Tết Đoan Ngọ, đúng 12 giờ trưa, nhiều địa phương sẽ thực hiện nghi thức khảo cây hay còn gọi là đánh cây. Theo quan điểm xưa, nếu thực hiện điều này và kèm theo ước muốn sung túc, đầy đủ thì sẽ được theo ý nguyện.

Diệt sâu bọ

Tết Đoan Ngọ tháng 5 là thời điểm giao mùa nên sâu bệnh thường phát triển mạnh. Thời điểm này, các nhà vườn trồng cây trái thường chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

Ngày 5/5 này, WAO gửi đến bà con chương trình “Tết Đoan Ngọ – Cùng WAO diệt sâu bọ”. Chương trình ưu đãi lớn cho bà con trồng cây trái bảo vệ vệ mùa màng.

chương trình ưu đãi của WAO ngày tết đoan ngọ

Mời bà con xem chi tiết chương trình tại đây: Chương trình ưu đãi mừng Tết Đoan Ngọ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh