Vàng lá thối rễ sầu riêng hiện đang là nỗi lo của không chỉ một mà là hàng nghìn nhà vườn trồng sầu trên cả nước.
Để nhận biết sớm, đặc trị bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng dứt điểm, phòng ngừa bệnh tái phát, nhà vườn cần hiểu rõ các biểu hiện, nguyên nhân và nắm vững quy trình xử lý. Trong bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn bà con các bước đặc trị bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng theo quy trình chuẩn.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân vàng lá thối rễ sầu riêng
- Nấm Phytophthora palmivora, Fusarium solani, Pythium ultimum là 3 loại nấm phổ biến gây ra bệnh vàng lá thối rễ. Nấm tồn tại sẵn trong đất và tấn công rễ khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như đất quá ẩm ướt.
- Tuyến trùng sẽ gây tổn thương hệ rễ, hút nhựa, sinh sản trong rễ và là cửa ngõ cho nấm xâm nhập và gây thối lan.
- pH tụt khiến đất chứa nhiều gốc sunfat(SO42-) và có tính axit cao. Độ pH thấp của đất khiến cho các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali,… bị vô hiệu hoá khiến cho cây trồng không thể hấp thu. Ngoài ra khi pH thấp cũng có thể chứa các chất độc hại như nhôm, sắt gây hại cho cây sầu riêng.
- Ngộ độc do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách cũng là 1 trong những nguyên nhân phổ biến.
2 . Biểu hiện bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng
Bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng có các biểu hiện cụ thể như sau:
Cơi đọt: Cơi đọt của cây bị bệnh sẽ có biểu hiện ra chậm hơn các cây bình thường. Thậm chí không thể ra đọt. Lá của các cơi đọt cũ sẽ chuyển vàng dần. Ban đầu là một vài cành, sau đó lan ra vàng toàn bộ cây (hình dưới).
Dưới rễ: Các đầu rễ non mềm và thối có màu nâu. Phần vỏ rễ bị tuột ra khỏi phần lõi gỗ. Những cây bệnh nặng rễ cái bị thối đen. Rễ sầu riêng bị thối sẽ mất khả năng trao đổi oxy, mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng khiến cây còi cọc lâu dần rồi chết.
3. Cách chữa vàng lá thối rễ trên sầu riêng
Bước 1: Cắt tỉa, bấm bỏ các cơi đọt bị rụng lá
Cắt bỏ các cơi đọt bị rụng lá giúp giảm áp lực cho rễ sầu riêng. Cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra đọt khi phục hồi.
Bước 2: Bổ sung phân hữu cơ
Sau khi cắt tỉa, cần bổ sung phân chuồng đã ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma. Mỗi gốc rải đều khoảng 15 – 20kg phân chuồng (lượng phân tùy theo tuổi cây và độ rộng của tán). Rải vòng quanh tán, cách gốc 50cm. Sau đó cuốc xởi nhẹ 3- 5cm lớp đất mặt để trộn đều lớp phân vừa bón. Nếu không có phân chuồng ủ hoai mục có thể dùng phân nở.
Lưu ý: Bước này rất quan trọng, quyết định đến việc bệnh có bị tái phát lại hay không. Cung cấp hữu cơ là cung cấp môi trường cho vi sinh vật có lợi phát triển. Giusp hạn chế các loai Nấm hại như Phytophthora palmivora, Fusarium solani, Pythium ultimum tấn công gây hại. Khi đó, bệnh vàng lá thối rễ sẽ được trị triệt để, tránh tình trạng tái đi tái lại nhiều lần.
Bước 3: Xử lý nấm bệnh và phục hồi cây
Đặc trị nấm, tuyến trùng, nâng pH bằng bộ giải pháp sinh học: chăm sóc đất bảo vệ rễ WAO BOOM.
Sau 2 lần tưới WAO BOOM pH sẽ được cải thiện. Nấm đối kháng sẽ được kích hoạt và tấn công tiêu diệt nấm gây bệnh vàng lá thối rễ. Đồng thời các nấm men kích rễ, vi khuẩn, trực khuẩn sẽ kích thích và tái tạo bộ rễ mới.
Thời gian phục hồi dự kiến: Sau khoảng 20 – 45 ngày cây sẽ bắt đầu phục hồi khỏe hẳn.
Lưu ý: Trong quá trình xử lý bệnh không nên sử dụng hóa chất, không bón phân tổng hợp (NPK) ít nhất 3 tháng.
-
Sản phẩm đang giảm giáWAO BOOM – Đặc trị vàng lá thối rễGiá gốc là: 1,045,000 ₫.995,000 ₫Giá hiện tại là: 995,000 ₫.
4. Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế bệnh tái phát
- Bón bổ sung phân chuồng hàng năm để cải tạo đất tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng.
- Trồng cây che phủ để cải thiện độ phì nhiêu của đất
- Xây dựng hệ thống thoát nước trong vườn để ngăn ngừa tình trạng ngập úng.
- Chủ động phòng bệnh vàng lá định kỳ bằng cách tưới WAO BOOM’S 3 tháng 1 lần.
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp xử lí kịp thời.
Đăng ký nhận giải pháp xử lý nhện đỏ trong giai đoạn làm bông. Để lại số điện thoại theo form bên dưới:
Tài liệu tham khảo: “Diseases of durian (Durio zibethinus) in Thailand”
>> Xem thêm:
Bộ giải pháp WAO BOOMs – Chăm sóc đất bảo vệ rễ