Bệnh khảm và Bệnh thối đọt non trên cây họ bầu bí

Cây họ Bầu Bí (khổ qua, dưa leo, dưa hấu, bí xanh, bí đỏ…) được trồng phổ biến ở nước ta. Đây là những loại loại cây trồng ngắn ngày, dễ trồng và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc chăm sóc cây họ bầu bí thường gặp một số loại bệnh như sau: Bệnh khảm, bệnh thối đọt non,… Bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chúng.

1. Bệnh khảm gây hại cây họ bầu bí

Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của những cây thuộc họ bầu bí, làm giảm năng suất nghiêm trọng.

Triệu chứng:

Bệnh thể hiện trên lá và toàn cây. Cây nhiễm bệnh đọt non bị xoăn lại, lá nhạt màu và lốm đốm vàng loang lổ, các đốt thân co ngắn, dây chùn lại, phát triển chậm, trái ít và biến dạng, méo mó.

Nguyên nhân:

Bệnh do virus gây ra. Virus gây bệnh khảm trên cây họ bầu bí được lan truyền bởi các loại côn trùng chích hút như rệp và bọ trĩ.

Bệnh khảm gây hại trên cây họ bầu bí
Bệnh khảm gây hại trên cây họ bầu bí

Biện pháp:

Khi phát hiện cây trồng bị nhiễm bệnh khảm, nhà vườn thực hiện theo các biện pháp sau:

  • Cắt bỏ những cành lá, ngọn non đã bị nhiễm bệnh nặng mang ra khỏi vườn tiêu hủy.
  • Sử dụng chế phẩm MIG 29 pha với 200 lít nước sạch phun đều ướt đẫm thân cành lá quả để tăng cường kích kháng tăng khả năng miễn dịch của cây, chống lại sự lây lan và phát triển của virus.
  • Nhà vườn phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày.
  • Đặc biệt với những cây trồng chưa bị lây nhiễm, nhà vườn cũng cần phun đều để kịp thời ngăn chặn sự xâm nhiễm của virus.

Biện pháp phòng bệnh:

  • Chủ động phun phòng côn trùng chích hút như bọ trĩ, nhện, rệp định kỳ 7-10 ngày/lần bằng chế phẩm sinh học nấm xanh nấm trắng CNX-RS.
  • Sử dụng chế phẩm MIG 29 phun định kỳ 10-15 ngày/lần cho cây để bổ sung kích kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch của cây.
  • Chăm sóc cây trồng khỏe mạnh, bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu đa trung vi lượng cho cây.
  • Thường xuyên thăm khám, kiểm tra vườn để phát hiện sớm các vấn đề mà cây gặp phải.

2. Bệnh thối trái non gây hại cây họ bầu bí

Nguyên nhân:

Bệnh do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra. Nấm lưu tồn trong xác bã thực vật và được lan truyền đến hoa khác bởi côn trùng, nước tưới, hoặc gió . Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc khi thời tiết ẩm và nhiệt độ khá cao hoặc gió.

Triệu chứng:

Bầu bí mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được nhiều nông dân chọn làm cây phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết mưa bão, bầu bí thường bị bị thối trái non hàng loạt làm thất thu năng suất rất lớn.

Bệnh thối trái non gây hại cây họ bầu bí
Bệnh thối trái non gây hại cây họ bầu bí

Bệnh gây hại trên hoa, chồi hoa và trái. Mô cây nơi bị nhiễm bệnh có màu nâu đen đến đen, nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm mô bị chết và thối mềm ra. Ban đầu trên hoa bị bao phủ bởi một lớp nấm màu trắng sau chuyển dần thành đen. Các hoa và trái tiếp xúc mặt đất dễ bị bệnh xâm nhiễm. Lớp nấm đen bao phủ trái làm trái bị mềm, thối rữa.

Biện pháp phòng trừ Bệnh thối trái non gây hại cây họ bầu bí

Khi phát hiện vườn bị nhiễm nấm bệnh thối trái non, nhà vườn thực hiện theo biện pháp sau:

Tỉa bỏ những quả đã nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy.

Sử dụng chế phẩm Vaccin +Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá quả để diệt nấm. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3 ngày.

Biện pháp phòng bệnh:

Thường xuyên cắt tỉa bỏ những lá vàng héo nhằm tạo cho giàn trồng bầu bí được thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát triển.

Luân canh cây trồng (vụ sau không nên trồng cây thuộc họ bầu bí).

Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp Siêu đồng phun phòng định kỳ 7-10 ngày lần.

Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin

Tìm hiểu thêm:

Bấm vào ảnh dưới 👇 để đăng ký nhận ngay 1 chai Phân bón A4 dưỡng trái cho cây sầu riêng trị giá 295.000đ

Xem thêm về:

Danh mục: