Những năm trở lại đây, mọt đục cành xuất hiện như 1 kiếp nạn đối với cà phê. Chúng cực kỳ nguy hiểm, vì có kích thước nhỏ và khó phát hiện nên gây hại rất nghiêm trọng đối với cà phê. Nếu không kịp thời phát hiện và giải quyết sẽ làm ảnh hưởng đến. Tuy nhiên, ngày nay đã có biện pháp quản lý nhằm kiểm soát triệt để mức độ gây hại của chúng. Mời bà con cùng tham khảo.
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm của mọt đục cành
Mọt đục cành có tên khoa học là Xyleborus morstatti. Chúng thường gây hại mạnh ở cành non, cành mới của những cây kiến thiết. Thời điểm mùa khô là lúc chúng bắt đầu xuất hiện nhưng bùng phát và gây hại mạnh vào tháng 9 đến tháng 12.
Mọt đục cành có vòng đời từ 31 – 48 ngày. Mọt trưởng thành thuộc loài bọ cánh cứng rất nhỏ và có hình bầu dục.
Con cái thường có màu đen bóng dài từ 1,4 – 1,9mm và có cánh. Con đực thường có màu nâu xám dài, thường nhỏ hơn và không có cánh dài. Con đực thường chỉ có chiều dài từ 0,8 đến 1,1 mm.
Mọt đục cành tấn công cây bằng cách con cái đục 1 lỗ khoảng 1mm sau đó chui vào làm tổ và đẻ trứng. Trung bình mỗi con đẻ khoảng 30-50 chiếc trứng. Sau khi trứng nở, ấu trùng chỉ ăn một loại nấm Ambrosia do mọt cái trưởng thành mang các bào tử nấm vào trong quá trình làm tổ. Sau khi ấu trùng ( sâu non ) trưởng thành sẽ bay đi và gây hại ở cành, cây khác.
2. Dấu hiệu nhận biết và tác hại
Mọt đục cành hại cà phê làm tổn thương hệ thống mạch dẫn, khiến cho phần cành bị mọt không được cung cấp nước và chất dinh dưỡng, héo rũ nhanh chóng rồi chết khô trên cây.
Khi chẻ dọc cành sẽ thấy phần ruột bị rỗng, có trứng hoặc ấu trùng mọt bên trong.
– Các tổn thương do mọt gây ra còn là môi trường lý tưởng để các loại nấm tấn công và lây lan.
– Khi cành bị mọt đục cành tấn công, đầu tiên các vảy bao hình tam giác ở các đốt của cành cà phê đen lại. Một vài cặp lá ở gần lỗ đục tiến về phía đầu cành bị rụng. Sau đó, các cành bị mọt đục có hiện tượng héo, chỉ còn vài cặp lá ở phía đầu cành. Cuối cùng là cành bị chết khô.
-Ngoài ra, khi bị mọt đục cành còn tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công gây hại.
Chúng ta cần lưu ý khi bị mọt đục cành, một vài nhánh trong cây sẽ bị héo. T rong khi các nhánh còn lại bình thường. Cần phân biệt với héo do thối rễ hay do bệnh để tránh tìm giải pháp nhầm lẫn. Mọt đục cành có vết bệnh tương tự sâu đục thân nhưng lỗ đục sâu đục thân rộng hơn và có mùn gỗ lớn.
3. Biện pháp phòng trừ và xử lý mọt đục cành cà phê
Mọt đục cành có khả năng sinh sản lớn, nếu chúng ta không có giải pháp can thiệp kịp trời sẽ bùng nổ như một đợt dịch hại.
Sau khi phát hiện cà phê bị mọt đục cành tấn công, cần cắt bỏ phần bị hại. Cắt cách lỗ đục 8cm về phía sát dưới để loại bỏ triệt để ổ mọt.
Sau đó dùng WAO AKA phun ướt đẫm thân cành lá để tiêu diệt sâu non và trứng. WAO AKA với thành phần chứa vi khuẩn Bacillus Thuringiensis có khả năng tiết ra tinh thể độc gama – endotoxin. Khi ấu trùng mọt đục cành ăn phải sẽ bị tê liệt thần kinh. Ngừng ăn và chết sau 3-5 ngày.
Ngoài ra thuốc đặc trị mọt đục cành cà phê chứa các Virus nhân đa diện NPV có tác dụng lây truyền. Giúp tiêu diệt ấu trùng mọt đã đục sâu vào trong thân và tạo ra những trận dịch kéo dài khiến trứng không thể nở. Mọt sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng.
Vi khuẩn, virus trong WAO AKA tồn tại tới 3 tháng trên cây nên ấu trùng mọt đục cành sẽ không có cơ hội sinh sôi phá hoại.
Lưu ý: Chúng ta cần thường xuyên kiểm tra vườn, vệ sinh vườn tược thông thoáng. Nhằm hạn chế tối đa mọt đục cành gây hại, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của cà phê.
Xem thêm: