Trong điều kiện thời tiết khô nóng, các loài nhện hại như nhện trắng, nhện đỏ, nhện vàng thường xuất hiện và gây hại mạnh. Ở nước ta chúng thường gây hại mạnh ở Miền Bắc từ tháng 4 đến tháng 8; miền Nam từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Nhện gây hại làm cây trồng phát triển kém. Chúng chích hút làm giảm khả năng quang hợp của lá, nặng sẽ khiến cành lá khô, teo tóp rồi rụng dần.
Đặc biệt trong giai đoạn làm hoa nuôi trái, nhện gây hại làm hỏng lộc, rụng hoa, đậu trái ít. Quả non bị nhện tấn công thường sẽ để lại các vết nám, loang lổ, da lu, da cám, mẫu mã xấu, ruột khô sượng, khó bán.
Nhện gây hại hàng năm nhưng hiện nay nhiều nhà vườn vẫn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát nhện hại.
Nội dung bài viết
1. Vì sao khó kiểm soát các loài nhện hại?
1.1 Do nhà vườn chưa nắm rõ tập tính của nhện
Với kích thước rất nhỏ, nhà vườn rất khó phát hiện ra sự xuất hiện của nhện hại trong vườn. Nhà vườn thường chỉ phát hiện ra khi nhện đã gây hại và để lại các biểu hiện trên lá, quả. Nhện xuất hiện và gây hại mạnh trong thời tiết khô nóng. Nhóm nhện hại có vòng đời ngắn, khả năng sinh sản nhanh; dễ bùng phát thành dịch trong một thời gian ngắn nếu không được kiểm soát kịp thời. Nhện thường nằm dưới mặt lá nên trong quá trình phun xịt nhà vườn thường bỏ qua vị trí then chốt này.
1.2 Sử dụng các loại thuốc trừ nhện hóa học
Việc sử dụng các loại thuốc hóa học giúp kiểm soát nhện nhanh, hiệu quả trong trường hợp dập dịch. Nhưng bên cạnh đó việc sử dụng thường xuyên sẽ khiến nhện nhờn thuốc, kháng thuốc. Nên nhà vườn sẽ phải đổi thuốc thường xuyên, tốn kém chi phí.
1.3 Thói quen canh tác
- Các nhà vườn chưa có thói quen cắt tỉa cành, để vườn quá rập rạp, thiếu ánh sáng. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhện có chỗ ẩn nấp, sinh sản.
- Chưa có thói quen phòng trừ trước các thời điểm nhện phát sinh gây hại.
- Thói quen sử dụng các loại thuốc hóa học đã tiêu diệt luôn các loài thiên địch của nhện hại trong vườn.
1.4 Sử dụng thuốc trừ nhện sinh học chưa đúng cách
- Một số nhà vườn hiện nay mặc dù sử dụng thuốc trừ nhện sinh học nhưng lại sử dụng thuốc trừ sâu, trừ bệnh hóa học. Việc này đã vô tình đã giết chết các vi sinh vật kiểm soát nhện; làm mất tác dụng của thuốc trừ nhện sinh học.
- Nhà vườn mới sử dụng thuốc trừ nhện sinh học được 1 lần chưa thấy hiệu quả liền quay lại phun thuốc hóa học.
- Nhà vườn mua phải các loại thuốc trừ nhện sinh học kém chất lượng (gần hết hạn sử dụng, mật độ vi sinh vật thấp, vi sinh được nhân nuôi qua nhiều thế hệ nên yếu).
2. Biện pháp kiểm soát nhện hại hiệu quả
- Cắt tỉa vườn trồng thông thoáng, tránh rập rạp để hạn chế nhện có môi trường trú ngụ và sinh sản.
- Chủ động phun phòng nhện trắng, nhện đỏ, nhện vàng bằng các loại thuốc sinh học; vào các thời điểm trước khi bước vào mùa nóng, trước thời điểm cây đi lộc và sau thời điểm đậu trái non.
- Canh tác xen canh để hạn chế sâu bệnh côn trùng; tạo môi trường thuận lợi để phát triển các loại thiên địch như ong, kiến vàng, bọ rùa giúp kiểm soát nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học trong vườn.
- Kiên trì sử dụng các dòng thuốc sinh học. Kịp thời phun phòng trừ ngay khi phát hiện những đối tượng nhện hại đầu tiên xuất hiện. Khi mật độ nhện hại cao cần phun liên tục 2-3 lần cách nhau 3-7 ngày để dập dịch.
- Sử dụng các loại thuốc sinh học có hạn sử dụng còn dài (mới sản xuất), mật độ cao; của các đơn vị uy tín.
Lưu ý:
- Phun ướt đẫm 2 mặt lá, đặc biệt mặt dưới lá
- Phun lúc chiều tối để hiệu quả cao hơn
- Các loại thuốc trừ nhện sinh học nên phun kết hợp với Amino acid để tăng độ bám dính.
Trên đây là một số lưu ý cho các nhà vườn trong quá trình phòng trừ, xử lý nhện hại. Để được giải đáp các thắc mắc về việc phòng trừ nhện hại nhà vườn có thể liên hệ trực tiếp cho kỹ thuật WAO để được hỗ trợ. Hotline: 0978 497 345
Nếu cần mua sản phẩm thuốc trừ nhện sinh học đặt mua tại đây
Đọc tiếp: