Kỹ thuật xử lý đất trồng na trước khi xuống giống
Đất trồng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sinh trưởng và phát triển của cây na. Do đó, trước khi xuống giống, nhà vườn cần xử lý đất trồng thật kỹ để đảm bảo có một nền đất khỏe, sạch và tốt.
Nội dung bài viết
1. Loại đất phù hợp nhất cho cây na phát triển
Cây na hay còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu na là loại cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, thích hợp nhất vẫn là đất đồi, đất cát thịt.
Để cây na phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng trái tốt thì đất trồng cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Tầng đất canh tác dày từ 1-2m.
- Đất thoát nước tốt, độ ẩm đất từ 60-70%.
- pH đất từ 6.0-7.0
- Đất xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng.
- Đất có thảm thực vật che phủ.
2. Các bước xử lý đất trồng na
Đa phần nông dân chúng ta chưa xem trọng khâu xử lý đất trước khi xuống giống, thường chỉ tập trung vào bón phân cho cây.
Trong khi đó, hầu hết các loại nấm khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho cây đều xuất phát từ đất. Nếu đất không được xử lý kỹ trước khi xuống giống thì một thời gian sau cây na dễ mắc các bệnh như thối rễ vàng lá, lở cổ rễ, thán thư, thối trái,…
Vì vậy, để cây na sinh trưởng khỏe mạnh, ít bệnh, nhà vườn cần tiến hành xử lý đất trước khi bắt đầu trồng mới.
Sau đây WAO sẽ chia sẻ các bước xử lý đất trồng na, mời các nhà vườn cùng tham khảo:
Bước 1: Vệ sinh vườn
Nếu đất vườn trước đây trồng các loại cây ngắn ngày, cây ăn trái khác nhưng thường xuyên nhiễm bệnh thì nhà vườn cần thu gom hết các tàn dư thực vật cũ mang ra khỏi vườn.
Bước 2: Kiểm tra pH đất
pH là chỉ số đánh giá đất cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự phát triển của cây.
Mức pH thích hợp cho cây na phát triển là từ 6.0-7.0.
Nhà vườn kiểm tra pH đất bằng dụng cụ đo pH hoặc bằng giấy quỳ. Nếu mức pH của vườn thấp hơn 6.0 thì nhà vườn tiến hành bổ sung thêm bột đá dolomite để nâng pH. Bón rải đều toàn vườn, trộn nhẹ với 5cm đất mặt.
Bước 3: Xác định hố trồng, bón lót phân hữu cơ
Nhà vườn chọn ví trị hố trồng thích hợp, khoảng cách giữa các hố là 4mx4m, kích thước hố tối thiểu là 50cmx50cmx50cm.
Sau khi bón vôi dolomite 10-15 ngày, tiến hành bón lót vào hố trồng bằng các loại phân hữu cơ như phân chuồng (phân trâu, bò, gà,…) đã được ủ hoai với nấm Trichoderma hoặc phân trùn quế, phân hữu cơ nở.
Bón đều các hố và trộn đều với một ít đất mặt.
Lưu ý: Không sử dụng phân chuồng tươi để bón lót.
Việc bón lót bằng phân hữu cơ, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn bổ sung một lượng mùn lớn giúp cải tạo đất, tạo môi trường cho vi sinh vật có lợi phát triển mạnh.
Bước 4: Xử lý nấm khuẩn gây bệnh trong đất
Nấm khuẩn gây bệnh thường phát sinh từ đất, do đó cần xử lý chúng.
Sau khi bón lót từ 5-7 ngày, sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM pha với 1000 lít nước, tưới đều vào hố trồng. Mỗi hố tưới từ 3-5 lít.
WAO BOOM là bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ. Bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi giúp kiểm soát đến 99% các loại nấm khuẩn gây hại trong đất. Đồng thời kích thích rễ cây phát triển nhanh, khỏe, hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng tốt hơn.
Bên cạnh đó, WAO BOOM còn phân giải hữu cơ, giải độc đất, bổ sung dinh dưỡng, tăng phì nhiêu màu mỡ cho đất, cân bằng pH, giúp cây khỏe, đề kháng cao.
Nền đất được cải tạo trở nên tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thuận lợi cho cây na con phát triển khỏe mạnh, xanh tốt.
3. Một số lưu ý khi xử lý đất trồng na
Thời gian xử lý đất trước khi xuống giống tốt nhất là từ 15-20 ngày.
Khi sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM thì không sử dụng thêm bất cứ sản phẩm nào khác để tưới vào đất/hố trồng.
Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học và thuốc diệt cỏ nào để tưới vào vùng đất/hố trồng đã được tưới WAO BOOM.
Trên đây là các bước xử lý đất trồng na trước khi xuống giống hiệu quả nhất. Nếu bà con cần hỗ trợ tư vấn thêm về cách xử lý hoặc các vấn đề về sâu bệnh khác trên cây trồng, hãy để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ miễn phí.
Đọc tiếp: