Hiện nay nhóm cây có múi đang trong giai đoạn nuôi trái non. Đây là một trong những giai đoạn cực kỳ quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng toàn mùa vụ. Giai đoạn này trái non rất dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là côn trùng, nấm bệnh. Do đó, người làm vườn cần phải chăm sóc cây đúng quy trình, kỹ thuật để có một vụ mùa bội thu.
Nội dung bài viết
1. Kỹ thuật cắt tỉa quả non
Sau thời kỳ hoa rộ, quả non bắt đầu hình thành, lúc này cây trồng chuẩn bị thực hiện quá trình chọn lọc trái bằng cách rụng sinh lý. Trong giai đoạn này, cây trồng sẽ tự loại bỏ những quả nhỏ, bị sâu bệnh, kém chất lượng, không phát triển,… Tuy nhiên, quá trình này lại diễn ra trong thời gian từ 3 – 5 tuần đầu và phải tiêu tốn một lượng dinh dưỡng của cây. Do đó, để hỗ trợ rút ngắn giai đoạn, giúp cây tập trung nuôi những quả chất lượng thì nhà vườn cần chủ động tỉa bớt một lượng quả “xấu” trên cây.
Đặc biệt, việc tỉa bớt quả non còn giúp cây giảm bớt gánh nặng và phát triển khỏe mạnh hơn. Bởi nếu bắt cây mang quá nhiều quả so với khả năng, cây sẽ không chịu được và suy yếu dần, đồng thời chất lượng quả cuối vụ cũng rất kém.
Kỹ thuật cắt tỉa:
Việc cắt tỉa quả nên chia thành 2 lần
- Lần thứ nhất: Sau khi đậu trái khoảng 3 tuần
- Lần thứ hai: Tỉa cách lần một 2 tuần
Tiến hành cắt bỏ những quả nhỏ, quả ở chùm quá dày, quả ra ở vị trí không thuận lợi, quả phát triển không cân đối, méo mó, sần sùi. Bên cạnh đó cũng cắt bỏ những cành ra hoa nhưng không đậu quả, cành tăm, cành khô để giúp cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng của cây mà lựa chọn số lượng trái tốt được giữ lại để chăm sóc.
Lưu ý: Khi cắt nên dùng dụng cụ cắt tỉa chuyên dụng, sát khuẩn trước khi sử dụng để tránh làm lây lan bệnh trên cây.
2. Kỹ thuật chăm bón và bổ sung dinh dưỡng cho cây
2.1 Bổ sung amino acid cho cây
Cũng giống như phụ nữ mang thai, cây trồng giai đoạn nuôi trái non rất cần được chăm sóc kỹ lưỡng cả về mặt cơ thể lẫn tinh thần. Giai đoạn này cây trồng dễ bị “stress” ảnh hưởng đến quá trình nuôi quả.
Khi cây bị stress, quá trình sản xuất Amino acid sẽ chậm lại. Để có được lượng Amino acid cần thiết cây bắt buộc phải thủy phân các protein hiện có (tự ăn thịt chính mình) làm cây suy yếu. Việc bổ sung Amino acid trong giai đoạn này là hết sức cần thiết để giúp giảm stress cho cây.
Đối với cây trồng trong giai đoạn ra hoa, nuôi trái, amino acid còn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản sinh hạt phấn, khả năng nảy mầm của hạt phấn, quá trình thụ phấn và chất lượng, hương vị của trái cây.
Có thể nói bổ sung amino acid cho cây mang trái cũng quan trọng như bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai.
Để bổ sung Amino acid cho cây, sử dụng Phân bón lá A4 chứa đầy đủ chuỗi 16 loại Amino acid thiết yếu và các dinh dưỡng đa trung vi lượng cho cây giai đoạn làm hoa nuôi trái.
2.2 Bổ sung dinh dưỡng đa trung vi lượng
Giai đoạn cây ra hoa, cây đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn dinh dưỡng sẵn có trong cây để làm hoa. Đến lúc cây đậu trái, lượng dinh dưỡng này đã cạn, do đó cần phải bổ sung dinh dưỡng ngay cho cây để cây có đủ sức khỏe và dưỡng chất nuôi trái trong thời gian dài.
Trong giai đoạn quả non, cây trồng cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm cả đa, trung và vi lượng.
Đối với dinh dưỡng đa lượng (NPK)
Thời điểm này nên bón NPK với hàm lượng đạm vừa đủ và lân thấp trong 3 tháng đầu nuôi trái. Để tránh hiện tượng trái to, vỏ dày cũng như hiện tượng bung đọt làm khô múi, rụng trái non…
*Với những vườn canh tác hữu cơ thì sử dụng phân chuồng, phân ủ từ đạm cá, đậu tương, chuối, ốc, cây phân xanh,…
Lượng bón đối với mỗi cây tùy thuộc vào thể trạng cây, số tuổi, chất đất,… Bón khoảng 50gram/1 gốc, 1 tuần 1 lần.
Cách bón:
Có thể hòa tan phân với nước sạch và tưới đều xung quanh tán cây hoặc rải phân đều lên bề mặt tính từ hình chiếu của tán cây cách gốc 40cm. Sau đó lấp nhẹ lớp đất mặt tránh làm tổn thương đến rễ rồi tưới nước giữ ẩm cho cây.
Chú ý: Khi bón phân tuyệt đối không được xới xáo, cuốc trong tán cây để tránh gây tổn thương bộ rễ.
Đối với dinh dưỡng trung, vi lượng (Ca, Mg, Mn, Bo, Zn, S, Fe…)
Dinh dưỡng trung vi lượng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với trái cây, những dưỡng chất này giúp tăng phẩm chất, tăng hương vị trái để trái bóng đẹp, tròn đều, ngọt thơm, mỏng vỏ, mọng nước.
Bổ sung dưỡng chất trung vi lượng giai đoạn này để tăng độ kết dính cuống quả, hạn chế hình thành tầng rời gây rụng quả non, kích thích quả nhanh lớn, chống nứt quả, méo quả.
Có thể sử dụng phân trung vi lượng dạng bón gốc hoặc phun qua lá. Với liều lượng 30 – 50gram/1 gốc.
Để bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng cho cây sử dụng Phân bón cao cấp Sao đỏ với đầy đủ các dinh dưỡng trung, vi lượng thiết yếu.
Lưu ý: Cung cấp đầy đủ và cân đối tất cả các dinh dưỡng thiết yếu cho cây để tránh mất cân đối dinh dưỡng trong cây sẽ gây ra các hiện tượng nứt trái, méo trái, vỏ dày, sần sùi, sồ sề, khô đầu múi, trái không đều, tép khô, vị nhạt,…
Tìm hiểu kỹ thuật phòng trừ côn trùng, nấm bệnh ở bài viết: Kỹ thuật phòng trừ và xử lý côn trùng, nấm bệnh giai đoạn trái non
Nếu bạn cần tư vấn thêm về kỹ thuật chăm sóc cây giai đoạn trái non, hãy để lại thông tin để được đội ngũ kỹ thuật của WAO hỗ trợ miễn phí!