Giải pháp khắc phục hiện trạng mất dần hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất

1. Hệ vi sinh vật trong đất

Hệ vi sinh vật đất còn gọi là sự phân bố của vi sinh vật đất. Chúng bao gồm các nhóm có đặc tính hình thái, sinh lý và sinh hoá rất khác nhau. Các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đất bao gồm: vi khuẩn, vi nấm, xạ khuẩn, virus, tảo, nguyên sinh động vật.

Hệ vi sinh vật có vai trò quan trọng trong cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây trồng, phân giải các chất hữu cơ trong đất, chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng hấp thụ dễ dàng, giải phóng các chất khoáng bị giữ chặt trong đất thành dạng dễ tiêu cho cây hấp thụ. Bên cạnh đó còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi đối với cây trồng; Cố định Nitơ tự nhiên để tạo ra đạm sinh học cung cấp cho cây trồng,…

2. Hiện trạng mất dần hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất

Hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất đang mất dần, dấu hiệu nhận thấy rõ nhất đó là đất trồng đang giảm dần khả năng hấp thụ và chuyển hóa các chất được bón vào. Đất nông nghiệp và đặc biệt là đất thâm canh trong thời gian dài gặp phải tình trạng bạc hóa, độ giữ nước kém, độ tơi xốp giảm, các vi sinh vật có lợi giảm dần và pH đất mất cân bằng.

Hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất đang mất dần bởi các tác động từ bên ngoài

Môi trường đất ngày càng bị thoái hóa dẫn tới các loài vi sinh vật đất ngày một mất dần, đặc biệt là các loài vi sinh vật có lợi. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển. Dùng nhiều loại thuốc và phân bón hóa học với liều lượng cao trong thời gian dài làm mất cân bằng quần thể vi sinh vật đất có ích, tạo môi trường bất lợi đối với các sinh vật có ích phát triển, và tạo điều kiện để nấm bệnh, các loài côn trùng có hại kháng thuốc hơn.

3. Nguyên nhân làm giảm hệ vi sinh vật trong đất

Hoạt động nông nghiệp sử dụng các chất hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe của đất. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón hóa học không đúng cách, nguồn thải từ chăn nuôi,… trong sản xuất nông nghiệp là những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm đất ngày càng nghiêm trọng ở nhiều nơi.

Nông nghiệp hóa học gây hại đến môi trường đất và làm giảm hệ vi sinh vật
Nền nông nghiệp hóa học đã ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất

Bên cạnh đó việc trồng độc canh, nền đất mặt không được che phủ làm xói mòn vào mùa mưa hay khô hạn vào mùa nắng,.. cũng ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh vật đất.

Ngoài yếu tố tác động của con người thì tác động do tự nhiên như thời tiết cũng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong nông nghiệp như biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển xâm nhập, hạn hán cũng gây ra hiện tượng đất bạc màu tác động lớn đến môi trường đất làm mất dần đi hệ vi sinh vật trong đất.

4. Giải pháp cải thiện hệ vi sinh vật

4.1. Che phủ

Che phủ mặt đất bằng thảm thực vật xanh hoặc các vật liệu che phủ hữu cơ để bảo vệ mặt đất, giữ ẩm cũng như làm nơi trú ẩn và thức ăn cho vi sinh vật đất.

4.2. Bổ sung hữu cơ

Bón các loại phân xanh hoặc phân hữu cơ hoai mục để cung cấp thức ăn cho vi sinh vật. Các loại phân xanh mục nát là nguồn thức ăn chính của vi sinh vật, vừa giúp phân giải chất khô vừa bổ sung lại dinh dưỡng cho đất.

Bổ sung nhiều hữu cơ sẽ góp phần nuôi dưỡng và phát triển hệ vi sinh vật
Bổ sung hữu cơ để vừa làm thức ăn cho vi sinh vật vừa thêm dinh dưỡng cho đất

4.3. Trồng xen canh

Trồng xen canh các loại cây trồng có khả năng hỗ trợ sự phát triển của các loài sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân. Như các loại cây họ đậu có vi sinh vật cố định đạm trong các nốt sần giúp cố định Nitơ tự nhiên cung cấp cho cây trồng.

4.4. Bổ sung phân vi sinh

Bón bổ sung các loại phân vi sinh nhằm bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, canh tác lâu ngày cộng với việc sử dụng chất hóa học làm cho môi trường đất dần mất đi hệ vi sinh vật có lợi. Vì vậy bổ sung lại nguồn vi sinh vật đất là rất quan trọng.

Xem thêm: Bộ sản phẩm vi sinh có chứa đầy đủ các chủng nấm có lợi tốt nhất hiện nay

4.5. Không sử dụng chất hóa học

Không sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc BVTV độc hại. Các chất hóa học không chỉ tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh mà đồng thời cũng làm mất dần đi các loài vi sinh vật có lợi, điều này đồng nghĩa với việc hệ vi sinh vật ngày càng bị mất đi.

4.6. Canh tác hợp lý

Áp dụng các hình thức canh tác hợp lý như luân canh, xen canh, trồng hỗn hợp các loại cây trồng với nhau để cải thiện môi trường đất tránh làm cho đất bị thoái hóa sau thời gian canh tác độc canh quá dài.

Canh tác hợp lý sẽ tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển
Sử dụng các hình thức canh tác hợp lý tạo điều kiện cho vi sinh vật đất phát triển ổn định

4.7. Cải tạo đất xấu

Tại các vùng đất xấu bị ảnh hưởng bởi nhiễm mặn, nhiễm phèn, thoái hóa cần có biện pháp cải tạo hợp lý, giúp nâng cao tầng đất mặt cho rễ cây phát triển, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật đất tồn tại và phát triển.

Hệ vi sinh vật đất có vai trò rất quan trọng đối với đất và cây trồng, chúng tác động đến môi trường sống của cây, hỗ trợ các quá trình sinh lí sinh hóa trong cây. Do đó cần phải bảo vệ nền đất để tạo được môi trường sống tốt nhất cho vi sinh vật, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và thực hiện các chức năng.

Xem thêm: Biện pháp tăng cường hệ vi sinh vật đất trong canh tác nông nghiệp

Tham gia ngay:


    Xem thêm về:

    Danh mục: