Đất có pH thấp hay còn gọi là đất chua có độ pH dưới 5. Đất chua, đất kiềm và đất trung tính là tên gọi lần lượt của đất có độ pH thấp, cao và trung bình.
Nội dung bài viết
Tác hại của pH thấp
pH càng thấp thì phèn nhôm, sắt di động càng nhiều. Các ion này có thể gây độc cho cây rất nguy hiểm. PH thấp sẽ khiến Al3+ + PO43- tạo thành AlPO4 khiến lân trong đất bị “giữ chặt”. Lân bị giữ chặt, khó tan nếu không có giải pháp sẽ khiến cây không thể hấp thu. Tình trạng này nếu để lâu ngày sẽ khiến cây còi cọc, suy yếu, năng suất kém,…
Ngoài ra, pH đất thấp sẽ khiến cho các chất vi lượng trở nên linh hoạt. Điển hình như Fe, Cu, Mn, Bo, Zn sẽ dễ hòa tan khiến đất suy thoái nhanh.
Vì vậy, khi pH đất thấp chúng ta cần bổ sung cả vôi và vi lượng để có thể cải tạo đất tốt hơn.
Vi lượng tốt nhất có trong các loại vật chất hữu. Trong phân chuồng, phân xanh, xác bã động thực vật có rất nhiều vi lượng. Chúng ta có thể tận dụng tất cả các loại vật chất hữu cơ sẵn có mà bón cho cây để bổ sung vi lượng. Tuy nhiên, để có thể bổ sung nhanh cho cây có thể hấp thu sớm chúng ta có thể tham khảo một số loại phân bón trung vi lượng cao cấp tại đây.
pH đất thấp ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng như thế nào?
Về phía cây trồng, đa số cây trồng hấp thu tốt dinh dưỡng ở mức pH trung tính.
- N, K, S được cây hấp thu tốt ở mức pH từ 6-8
- Lân được cây hút tốt nhất ở mức pH từ 6-7
- Canxi, magie được cây hút tốt nhất ở mức pH từ 7-8.5
- Bo, Cu, Zn được cây hút tốt nhất ở mức pH từ 5-7
- Fe, Mn được cây hút tốt nhất ở mức pH từ 4.5-6
Kết luận: Độ pH đất đóng vai trò rất quan trọng đến độ tan của dinh dưỡng trong đất. PH càng thấp khiến cho độ hữu dụng của dinh dưỡng trong đất càng kém. Khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây tỉ lệ nghịch với độ pH. Cần phải duy trì độ pH ở mức từ 5,5 – 7,5 để đảm bảo toàn bộ dinh dưỡng chúng ta bón vào được cây hấp thu một cách tối đa.