Là một nước nông nghiệp truyền thống, Việt Nam có nhiều tiềm năng xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ. Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương Đảng đã nêu rõ “khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ tới năm 2045. Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Đây là tiền đề, cơ sở quan trọng để nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam bắt kịp xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
Nội dung bài viết
1. Mục tiêu của Việt Nam trong nông nghiệp hữu cơ đến năm 2023
Theo Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, mục tiêu đến 2025, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5 – 2% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 0,5-1,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó mốt số loài thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế: tôm nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa…
Còn đến năm 2030, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 2,5 – 3% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1,5 – 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Thủ tướng yêu cầu ưu tiên phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung và các sản phẩm chủ lực như vùng trồng trọt hữu cơ, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hữu cơ…đồng thời ưu tiên chế biến các sản phẩm hữu cơ cũng như khuyến khích doanh nghiệp đưa sản phẩm hữu cơ vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích và chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.
2. Nhà nước đang khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ
2.1 Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhà nước đã ban hành các chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.
Tại đây: Chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp, htx...
2.2 Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ:
– Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ có sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại.
– Khuyến khích các hình thức sản xuất quy mô hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, trang trại sản xuất các sản phẩm đặc sản bàn địa, sản phẩm OCOP có giá trị truyền thống, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
– Đẩy mạnh phong trào trồng trọt vườn cây hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ xa khu dân cư đảm bảo an toàn dịch bệnh gắn với thu gom phế phụ phẩm nông, nghiệp sau thu hoạch làm phân bón hữu cơ, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở các xã nông thôn mới.
2.3 Nhà nước ưu tiên Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ
Tăng cường ứng dụng các chế phẩm sinh học, tác nhân phòng trừ sinh học, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nông nghiệp, các sản phẩm phân bón hữu cơ hiệu quả vào sản xuất.
Đánh giá thực trạng các tiểu vùng sinh thái sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung; xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho những giống cây trồng, vật nuôi bản địa, đặc hữu có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng cao.
Để thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp thuận thiên, nông sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ, nhà vườn tham gia dự án WAO Đồng hành để được chuyển giao quy trình sản xuất nông nghiệp thuận thiên, mang lại năng suất cao, an toàn cho sức khỏe người sản xuất và nhà tiêu dùng.
Đăng ký WAO Đồng hành tại đây:
[Vân anh tổng hợp]