Dầu khoáng và những tác dụng chính giúp bảo vệ cây trồng

  • Dầu khoáng là gì?
  • Tác dụng bảo vệ thực vật
  • Cơ chế tác động

1. Dầu khoáng là gì?

Dầu khoáng hay còn gọi là dầu parafin: Là hỗn hợp bất kỳ của ankan có trong dầu mỏ tự nhiên được hình thành ở vỏ trái đất. Là dầu không màu, không mùi, không vị và nhẹ. Nó thường là phụ phẩm của dầu thô tinh chế. Thành phần chủ yếu là ankan, cycloankan, mật độ khoảng 0.8g/cm3. Chúng có thể dùng để điều chế ra xăng, mỡ trắng… và khá an toàn đối với con người.

dầu khoáng
Hình ảnh

2. Tác dụng bảo vệ thực vật của dầu khoáng

Dầu khoáng có tác dụng bịt các lỗ thở làm sâu ngạt thở mà chết, làm cho trứng sâu bị ung, không nở thành sâu non…

Chúng phòng trừ được rất nhiều loài sâu. Đặc biệt là sâu vẽ bùa, rệp, nhện hại các cây ăn quả có múi. Bọ trĩ, rầy xanh, nhện đỏ hại chè, rệp sáp hại cà phê.

Phun dầu khoáng nồng độ 0,5% làm giảm mật độ sâu vẽ bùa trên 70%. Hiệu quả diệt rầy chổng cánh đạt trên 90%, cao hơn nhiều thuốc hóa học khác.

3. Cơ chế tác động của dầu khoáng

Kết quả này là do dầu khoáng tác động với sâu về nhiều mặt. Chúng xua đuổi bướm, diệt sâu non và làm ung trứng sâu. Sau phun 30 phút dầu đã xâm nhập vào cơ thể sâu. Sau 2 giờ phần lớn sâu đã chết, các thiên địch ở vườn đều ít bị ảnh hưởng. Kết quả ở vườn có sử dụng năng suất tăng tới 30% so với vườn sử dụng thuốc hóa học thông thường.

Ngoài việc sử dụng riêng rẽ, dầu khoáng còn được sử dụng phối hợp với nhiều loại thuốc trừ sâu để tăng hiệu quả do tăng hiệu lực tác động với sâu, tăng độ bám dính và loang trải trên cây, giúp thuốc xâm nhập vào cơ thể sâu mạnh hơn (nhất là đối với các loài rệp sáp). Đặc biệt khi pha trộn chung với thuốc trừ sâu sinh học Abamectin sẽ gia tăng hiệu lực trừ sâu mà vẫn đảm bảo độ an toàn cao cho nông sản và môi trường.

Các chế phẩm hỗn hợp dầu khoáng với Abamectin được sử dụng phòng trừ nhiều loại sâu và nhện hại quan trọng trên nhiều loại cây như: sâu tơ, sâu xanh, ruồi đục lá, bọ trĩ, bọ phấn trên rau cải, cà chua, dưa leo; rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả, rệp, nhện đỏ trên các cây có múi; nhện đỏ, rầy xanh, bọ trĩ hại chè; nhện lông nhung hại nhãn, vải; rệp sáp hại cà phê…

Xem thêm về:

Danh mục: