Việt Nam ta là một quốc gia gắn liền với nền Nông nghiệp. Chính vì vậy, các loại đất trồng cây được xem như một người bạn gắn bó thân thiết với người nông dân. Vậy đất trồng là gì và những loại đất trồng phổ biến nhất trong nước ta là gì. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
Nội dung bài viết
1. Đất trồng là gì ?
Đất trồng chính là một loại đất dinh dưỡng trồng cây. Được xem là môi trường quan trọng có tác dụng cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxy cho cây cũng như giúp cho cây đứng vững, tránh tình trạng bị ngã, đổ. Đất trồng gồm có 3 thành phần chính, bao gồm:
+ Phần khí: có tác dụng cung cấp oxy cho cây, làm cho đất tơi xốp. Giúp rễ cây hấp thụ được oxy tốt hơn.
+ Phần rắn: có tác dụng cung cấp cho cây các loại chất vô cơ và hữu cơ.
+ Phần lỏng: có tác dụng cung cấp một lượng nước đầy đủ cho cây, giúp cây phát triển tốt và khỏe mạnh.
2. Những loại đất trồng trọt phổ biến hiện nay
– Đất thịt:
Là loại đất có thành phần gồm 25 đến 50% là cát, 30 đến 50 % là mùn, 10 đến 30% sét. Đây chính là loại đất có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét.
+ Ưu điểm: Đây là loại đất có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hòa thuận lợi cho các quá trình lý hóa diễn ra trong đất. Đất thịt dễ dàng cày bừa và làm đất. Tạo cảm giác mềm mịn khi sờ. Khi nén thành khối thì đất dễ liên kết với nhau. Là loại đất thích hợp cho đa số các loại cây trồng. Ví dụ: các loại cây gia vị như chanh, ớt, rau thơm; các loại cây ăn trái.
+ Nhược điểm: Dễ bị ẩm, úng nước nếu tưới quá nhiều.
– Đất cát:
Là loại đất thô, hạt cát rời rạc, khi sờ vào cảm thấy như có sạn và không nhớt nhầy. Đất cát có thành phần cơ giới gồm 80 đến 100% là cát, 0 đến 10% là mùn, 0 đến 10% là sét.
+ Ưu điểm: Khả năng thoát nước dễ và thấm nước nhanh. Do kẽ hở lớn nên đất cát rất thoáng khí. Có các loại vi sinh vật háo khí hoạt động một cách mạnh mẽ. Là loại đất dễ cày bừa và ít tốn công. Một số loại cây có thể trồng trên đất cát: các loại cây có củ như khoai mì, khoai lang, lạc; một số loại cây rau màu như măng tây, nha đam; một số cây ăn trái như dừa, cam, chanh, mận, nho, táo.
+ Nhược điểm: Đây là loại đất khá nghèo dinh dưỡng. Khi đất khô thì rời rạc, còn khi ướt thì đất dính và bí chặt. Đất cát khả năng giữ nước, giữ phân kém vì nó ít chứa keo. Các loại vi sinh vật phát triển kém, cỏ mọc nhanh, không có lợi cho cây trồng. Chất hữu cơ có trong đất dễ bị phân giải nhanh nên đất cát thường nghèo mùn.
Chính vì những mặt hạn chế đó nên nếu như bạn muốn cải tạo đất cát để sử dụng thì nên bón phân nhiều lần và vùi sâu cũng như cày sâu lật sét, bón bùn ao, tưới nước phù sa. Bón phân hữu cơ để bổ sung thêm lượng sét cho đất.
– Đất sét:
Là loại đất cực kì dính và dẻo khi ướt, khi khô nó tạo thành những cục đất rất cứng. Thành phần cơ giới của đất 0 đến 45% là cát, 0 đến 45% là mùn, 50 đến 100% là sét với các hạt sét mịn. Đất sét khó thấm nước, giữ nước tốt, khả năng thoát khí kém và có thể tích lũy nhiều mùn, ổn định nhiệt độ. Đất sét là một trong những loại đất trồng trọt phổ biến nhất hiện nay.
+ Ưu điểm: Đây là loại đất có khả năng giữ nước nhiều và nhiệt độ thay đổi chậm so với nhiệt độ không khí. Có tỷ lệ mùn nhiều hơn so với đất cát. Có khả năng ổn định nhiệt độ hơn. Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn cũng như giữ nước giữ phân tốt do trong đất sét chứa nhiều keo. Ít bị rửa trôi nên đất sét giàu dinh dưỡng. Chất hữu cơ phân giải chậm, tỷ lệ mùn và đất trong đất sét thường kết hợp với nhau tạo nên một phức hợp bền vững.
+ Nhược điểm: Đất sét có hạt nhỏ nên khó thấm nước, dẫn đến việc cây trồng dễ rơi và tình trạng ngập, úng. Khả năng thoáng khí kém. Đất sét là loạt đất nghèo chất hữu cơ nên có sức cản lớn, cứng chặt, tốn nhiều công sức trong việc làm đất. Khi đất bị hạn sẽ xảy ra tình trạng nứt nẻ mặt đất, khiến rễ cây bị đứt.
Bạn có thể tạo đất sét bằng cách bón phân hữu cơ và vôi, phân xanh, phân chuồng cũng như bón cát hoặc tưới nước phù sa thô cho đất sét.
Lời kết
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Và đất được xem là người bạn lâu năm, thân thiết và gắn bó với mỗi người nông dân. Theo dõi web nongnghiepthuanthien.vn để hiểu rõ hơn về Đất.