Chuyển hóa nguồn dinh dưỡng từ vật liệu hữu cơ gần gũi

Phần lớn nhiều nhà vườn thường nghĩ, canh tác nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi nhiều yếu tố và chi phí cao. Điều đó có thể đúng nếu bạn chưa đọc qua bài viết này. Thực chất, việc giảm chi phí sản xuất trong trồng trọt sẽ không quá khó nếu các nhà vườn biết cách tận dụng tốt những nguồn vật liệu hữu cơ phổ biến và thông dụng bên dưới.

1. Vật liệu hữu cơ cải tạo đất

1.1. Tàn dư thực vật

Nông nghiệp lúa nước Việt Nam rất phát triển nên nguồn rơm rạ cũng rất khổng lồ, thế nhưng phần lớn đều bị đốt để lấy tro. Tuy rằng tro rất tốt cho thực vật nhưng cách làm này làm ô nhiễm môi trường nên chúng ta cần có thêm nhiều cách thức sử dụng bền vững hơn.

Rơm có thể dùng để phủ lên những luống để giữ ẩm, tạo điều kiện cho hệ sinh thái vi sinh phát triển. Ngoài ra nó còn giúp chống cỏ dại, hỗ trợ nảy mầm và đặc biệt là giảm công cày xới. Phương thức hữu hiệu nhất đó là phối hợp cùng lợi khuẩn và nấm xanh phun tưới vào rơm. Điều này giúp tạo ra môi trường nuôi sống thiên địch (côn trùng có lợi).

Ngoài rơm ra, bà con có thể sử dụng xác thực vật như thân ngô, bã mía, tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch, hay thậm chí là thân cỏ dại đã cắt và ủ với lợi khuẩn.

Tàn dư thực vật là vật liệu hữu cơ hết sức gần gũi
Tàn dư thực vật là vật liệu hữu cơ hết sức gần gũi

1.2. Cây bèo

Bà con có thể tạo hệ thống mương nước gần khu canh tác và nuôi bèo, sau đó khai thác thường xuyên với nguồn bèo tái tạo.

Rải bèo lên luống rau, hoa hay gốc cây ăn quả mang lại công dụng rõ rệt cho cây trồng. Nổi bật nhất là khả năng giữ ẩm của cây bèo. Phủ bèo kết hợp với phun lợi khuẩn là giải pháp chi phí thấp và mang tính bền vững.

Ngoài ra, cây bèo khi phân hủy cùng sự hỗ trợ của lợi khuẩn sẽ tạo ra nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng đồng thời tạo dựng môi trường sinh trưởng cho các loại giun đất. 

Cây bèo là vật liệu hữu cơ đưa lại nguồn dinh dưỡng cho cây trồng
Cây bèo là vật liệu hữu cơ đưa lại nguồn dinh dưỡng cho cây trồng

1.3. Cây chuối

Thân cây chuối là nguồn phân bón kali hữu cơ dồi dào. Bà con có thể phay nhỏ thân chuối và ngâm mục cùng lợi khuẩn và nước, sau đó đắp bã thân chuối lên luống đất trồng rau, hoa hay gốc cây ăn quả.

Cây chuối là vật liệu hữu cơ mang lại nguồn lớn Kali
Cây chuối là vật liệu hữu cơ mang lại nguồn lớn Kali

2. Vật liệu hữu cơ cung cấp dinh dưỡng

2.1. Phân ủ cá

Lợi ích:

  • Cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
  • Ủ phân cá bằng men vi sinh giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây ở dạng axit amin.
  • Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ.
  • Phân cá có tác dụng tăng sức đề kháng và sức khỏe cho cây.
  • Tăng hiệu quả quá trình ra hoa, đậu trái.
  • Cung cấp một số vitamin cần thiết cho cây.

Nguyên liệu:

  • 100kg cá nguyên con, đầu cá, ruột cá,…
  • 10kg vỏ, quả thơm (dứa) và 10kg đu đủ xanh.
  • 1 chai chế phẩm men vi sinh chuyên ủ cá thành phân bón hữu cơ.
  • Thùng hoặc thùng phuy loại 200l (lưu ý phải có nắp đậy).

Cách ủ:

Cách ủ phân cá
Cách ủ phân cá
  • Trộn đều Cá  và vỏ thơm hoặc đu đủ xanh.
  • Hòa 1 chai men vi sinh ủ cá với 50l nước.
  • Tiếp đó cho cá vào phuy. Đổ hỗn hợp trên vào phuy sao cho nước ngập bề mặt cá.
  • Dùng vải mùng bịt kín sau 7 ngày đảo đều lại một lượt và đậy nắp kín lại (nhớ đục 1 lỗ nhỏ trên nắp thùng để thoát hơi).

Lưu ý: Nguyên liệu chỉ bỏ đầy 2/3 thùng, 1/3 thùng còn lại để chứa hơi trong quá trình phân hủy cá sinh ra. Trong quá trình ủ sẽ có mùi hôi ở 3-5 ngày đầu. Sau đó sẽ nghe mùi thơm của mắm nêm hoặc mắm ruốc là đạt. Thời gian phân hủy sẽ từ 20 – 30 ngày tùy thuộc vào cá nguyên liệu lớn hay bé, nhưng thường thì sau 60 ngày cá sẽ tan hoàn toàn thành phân bón hữu cơ và có thể cho sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng

  • Sau 30 ngày chắt lấy 1l nước cốt, pha với 300l nước để tưới gốc, pha với 400l nước để phun lá.
  • Thời điểm phun và tưới phân cá tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều mát (sau 5h chiều).

2.2. Phân ủ đậu tương

Lợi ích:

Phân đậu tương có tác dụng tốt với mọi loại cây trồng, đó là:

  • Giúp đất trồng tươi xốp, tăng độ mùn, cải tạo đất bạc màu, đất kém dinh dưỡng.
  • Cung cấp và tạo lập hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu cho đất, cho cây trồng.
  • Giảm lượng lớn phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng.
  • Hạn chế bệnh vàng lá, thối rễ, rụng đốt.
  • Giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho cây trồng, con người va vật nuôi.
  • Sử dụng phù hợp cho mọi loại cây trồng.

Nguyên liệu ủ:

Cách ủ:

Cách ủ đậu tương
Cách ủ đậu tương
  • Xay hoặc nghiền đậu tương thành dạng bột.
  • Trộn đều 100kg đậu tương đã xay với 20kg lân, 2kg Trichoderma.
  • Tưới 15 – 20 lít nước vào hỗn hợp đậu tương và đảo đều.
  • Cho hỗn hợp trên vào bao tải có lót 1 lớp linon bên trong và buộc kín để ủ.
  • Thời gian ủ khoảng 45 – 50 ngày.

Hướng dẫn sử dụng

Phân đậu tương có thể sử dụng được cho tất cả các loại cây

  • Đối với rau màu: Rắc đều trên bề mặt luống với liều lượng 1 kg phân đậu tương rắc cho 5m2 (ngừng sử dụng phân đậu tương trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày). Định kỳ 7 – 10 ngày sử dụng 1 lần.
  • Đối với hoa, cây cảnh, cây ăn trái: Xới xung quanh gốc cây (cách gốc 15 – 20 cm, tùy thuộc vào gốc cây to nhỏ) với liều lượng như sau: Cây to bón 0,5 – 0,7kg/gốc; cây nhỏ bón 0,2 – 0,4kg/gốc. Sau đó lấp thêm đất lên phía trên và tưới nước hoặc phủ quanh gốc lớp rơm rạ, xơ dừa để giữ ẩm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tưới định kỳ 1 – 2 lần/tháng.

Vật liệu hữu cơ là những nguyên liệu dễ kiếm, gần gũi đối với con người. Nó mang lại nguồn dinh dưỡng hữu cơ vô cùng phong phú cho bà con nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp.

Xem thêm: Các loại phân bón hữu cơ bổ sung chất hữu cơ dễ làm tại nhà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh