Nội dung bài viết
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 57/2018/NĐ-CP
2. Đối tượng áp dụng:
– Doanh nghiệp được thành lập, đăng ký, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và có dự án đầu tư như:
+ Dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I Nghị định 57/2018/NĐ-CP thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định pháp luật về đầu tư;
+ Dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I Nghị định 57/2018/NĐ-CP thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định pháp luật về đầu tư;
+ Dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I Nghị định 57/2018/NĐ-CP thực hiện tại vùng nông thôn, không thuộc địa bàn đã quy định tại 2 khu vực trên.
3. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
– Nhà nước ưu đãi đầu tư thông qua miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và giảm một số thủ tục hành chính cho doanh nghiệp;
– Nhà nước hỗ trợ đầu tư bằng hình thức hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư hoặc cấp bù chênh lệch lãi suất cho doanh nghiệp;
– Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được hưởng các ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo quy định của Nghị định 57/2018/NĐ-CP;
– Ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu có hợp đồng liên kết với nông dân.
– Trong cùng một thời gian, nếu dự án đầu tư được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có các mức ưu đãi, hỗ trợ khác nhau thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.
– Doanh nghiệp tự bỏ vốn, huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn.
Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư theo định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình do UBND cấp tỉnh ban hành;
4. Thủ tục nhận hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn
4.1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn gồm:
(1) Dự án đầu tư;
(2) Văn bản đề nghị hỗ trợ.
4.2. Trình tự đề nghị hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn
Bước 1: Doanh nghiệp gửi 03 bộ hồ sơ tại Mục 2.1 của doanh nghiệp tới Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bước 2: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thẩm tra và báo cáo UBND cấp tỉnh (Mẫu số 03 Phụ lục II Nghị định 57/2018/NĐ-CP);
Bước 3: Trong vòng 05 ngày UBND cấp tỉnh có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (Mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định 57/2018/NĐ-CP).
Lưu ý:
– Trường hợp từ chối cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi doanh nghiệp nêu rõ lý do.
– Trường hợp sử dụng ngân sách trung ương thì thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công.
4.3. Nghiệm thu hạng mục đầu tư hoặc toàn bộ dự án
– Căn cứ đề nghị nghiệm thu của doanh nghiệp, trong thời hạn 05 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì mời các cơ quan liên quan tham gia Hội đồng nghiệm thu.
– Nội dung nghiệm thu:
Nghiệm thu hạng mục, toàn bộ dự án theo Định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
c) Biên bản nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu (Mẫu số 05 Phụ lục II kèm Nghị định 57/2018/NĐ-CP) là căn cứ để giải ngân vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Ngoài ra các cơ quan nhà nước không được yêu cầu doanh nghiệp bổ sung các văn bản khác.
4.4. Thủ tục nhận hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị giải ngân vốn hỗ trợ gồm:
(1) Biên bản nghiệm thu;
(2) Quyết định giao vốn của cơ quan có thẩm quyền gửi Kho bạc Nhà nước để được giải ngân khoản hỗ trợ trong vòng 05 ngày làm việc.
Để cập nhật thêm những chính sách ưu đãi mới nhất về phát triển nông nghiêp, để lại thông tin để WAO hỗ trợ.
[Vân Anh tổng hợp]
Bạn muốn hiểu rõ hơn về cây trồng của mình để chăm sóc cây đúng. Bấm vào đây để xem chi tiết 👇