Chăm sóc cây ăn quả có múi sau thu hoạch

Cây ăn quả có múi là loại cây trồng phổ biến và đem lại giá trị kinh tế cao. Sau một mùa vụ, các loại cây ăn quả có múi thường bị tổn thương, suy yếu, mất đi dinh dưỡng. Đặc biệt là 2 bộ phận là rễ và lá.

Rễ cây tập trung hấp thụ dinh dưỡng để nuôi quả nên sau quá trình khai thác quả hệ thống rễ bị già đi, thương tổn. Bên cạnh đó, bộ phận lá sau giai đoạn quang tổng hợp để nuôi trái sẽ bị già, không còn tốt. Vì vậy sau khi thu hoạch cần phải nhanh chóng giúp chúng phục hồi để tránh các hiện tượng ra hoa không đồng đều, rụng trái nhiều, nứt trái, vàng đít chín sớm, khô đầu múi, vỏ dày, vàng lá, thối rễ,… vào vụ mùa sau.

1. Nguyên nhân khiến cây ăn quả kém năng suất vào vụ sau

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cây không kịp phục hồi sức trước khi ra hoa, rễ cây yếu, thối rễ và mất cân bằng dinh dưỡng.

Trong quá trình chăm sóc cây sau thu hoạch, nếu lượng phân bón hòa tan, phân giải không đủ nhanh; Rễ mới mọc ra không đều, nấm bệnh vẫn còn phát triển trong đất thì sẽ xảy ra các hiện tượng trên.

Khi ta bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất, phân tác dụng nhanh hay chậm đến cây trồng là nhờ hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật phân giải hữu cơ thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ, biến dạng vô cơ khó tiêu thành dễ tiêu.

Một tình trạng thường gặp nhất của cây có múi trong vụ mới là ra hoa không đồng đều. Khi rễ nhiễm nấm bệnh, rễ sẽ bị thối, tổn thương, các rễ tơ mới ra bị phá hủy thì hoạt động hút nước và vận chuyển dinh dưỡng sẽ không còn bình thường, làm cho các đọt non ra không đều, dẫn đến ra hoa không đều. Do đó, cần phải bảo vệ hệ thống rễ, tiêu diệt phòng ngừa các loại nấm ảnh hưởng đến cây trồng.

2. Giải pháp chăm sóc cây ăn quả sau thu hoạch hiệu quả nhất

2.1 Cải tạo đất

Để khắc phục các tình trạng trên cho cây ăn quả thì việc quan trọng đầu tiên nên làm đó là cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp hơn, cân bằng độ pH, cung cấp các dưỡng chất cần thiết và vi sinh vật cho đất.

Bà con nên bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng ủ với nấm Trichoderma để cải tạo đất tơi xốp. Nấm Trichoderma khi ủ chung với phân chuồng sẽ giúp phân chuồng nhanh hoai mục, hạn chế nấm bệnh gây hại trong nguyên liệu. Tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong phân và giảm thiểu vi sinh vật có hại trong đất.

Nếu không có phân chuồng thì có thể thay thế bằng các loại phân bón vi sinh, phân gà nở, phân trùn quế,… Trong các loại phân bón này cũng cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây, đồng thời cải thiện lý tính của đất giúp bộ rễ tơ phát triển.

Lưu ý: Bà con bón phân chuồng cùng với các loại phân bón khác như NPK, lân,… với liều lượng phù hợp và hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm phân bón hóa học.

Ngoài ra, bà con cũng nên kết hợp các sản phẩm có thành phần acid humic cao như K-humate để tăng độ màu mỡ cho đất, phân giải các chất vô cơ còn tồn dư. Đồng thời sử dụng chế phẩm kích rễ 3in 1 để kích thích hệ thống rễ phát triển, ra nhiều rễ non mới, giúp cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn;

2.2 Phòng trừ nấm bệnh

Để phòng trừ nấm bệnh gây hại cho cây, bà con có thể tưới bổ sung chế phẩm CNX- CN. Chủng nấm Chaetomium có trong chế phẩm tiết ra các chất kháng sinh giúp cây tăng đề kháng và ức chế các loại nấm bệnh nguy hiểm như Fusarium, Phytophthora… Chống rụng trái, ghẻ trái và các bệnh thường gặp của cây ăn quả có múi.

2.3 Cắt tỉa tạo tán cho vườn cây ăn quả

Bên cạnh việc cải tạo cho đất và rễ thì việc cắt tỉa tạo tán cho cây và rửa vườn sau thu hoạch cũng rất quan trọng. Nó giúp cây được thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh hại tồn tại và phát triển, tăng khả năng quang hợp giúp cây nhanh chóng phục hồi, tăng khả năng chống chịu.

Sau khi thu hoạch nên vệ sinh vườn cây ăn quả sạch sẽ, thu gom các tàn dư thực vật và nông sản ra khỏi vườn.

Tiến hành cắt tỉa những cành khô, cành sâu bệnh, cành vượt, cành tăm, đồng thời hạ tán xuống với chiều cao từ 3 – 3,5m.

Sau khi cắt tỉa bà con nên sử dụng CNX – Siêu đồng để phun rửa sạch nấm bệnh, rong rêu của mùa trước; sát khuẩnphòng trừ nhiễm bệnh qua vết cắt.

2.4 Bổ sung dinh dưỡng qua lá

Đồng thời kết hợp phun phân bón qua lá như phân bón lá A4 để bổ sung các chất dinh dưỡng trên lá, kích thích phát triển chồi, cân bằng dinh dưỡng và giảm áp lực cho bộ rễ.

Bên cạnh đó, bà con cũng nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trung vi lượng cho cây. Mặc dù cây chỉ cần với một lượng rất nhỏ, nhưng những chất này lại quyết định đến sự phát triển toàn diện của cây, chất lượng, hương vị của trái.

Sau khi thu hoạch là giai đoạn nhạy cảm của các loại cây ăn quả có múi. Cây cần phải được chăm sóc cẩn thận và đúng kỹ thuật để giúp cây khỏe mạnh, tiếp tục được năng suất và chất lượng cao trong những mùa vụ tiếp theo.

Xem thêm: Bộ giải pháp giúp chăm sóc đất, bảo vệ rễ, phục hồi cây trồng sau thu hoạch

Bấm vào ảnh dưới 👇 để đăng ký nhận ngay 1 chai Phân bón A4 dưỡng trái cho cây sầu riêng trị giá 295.000đ

Xem thêm về:

Danh mục: ,