Cam bưởi ra hoa trắng vườn nhưng không đậu được trái, trái non đậu được một thời gian thì rụng đầy gốc là tình trạng chung của nhiều nhà vườn trồng cam bưởi giai đoạn này. Vậy nguyên nhân gốc rễ nằm ở đâu? Làm sao để cam bưởi sai hoa trĩu quả, trái lớn đều bóng đẹp? Câu trả lời có sẵn trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến cam bưởi ra hoa không đậu trái, trái rụng nhiều, năng suất thấp
Cây chưa kịp hồi sức sau vụ trước
Sau thời gian dài mang trái, cam bưởi đã hoàn toàn cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong thân, sức khỏe giảm sút, đề kháng kém. Việc bắt đầu một vụ mới khi sức cây chưa được phục hồi khiến hoa, trái đậu được một thời gian rồi rụng vì cây không đủ năng lực nuôi dưỡng.
- Bộ rễ bị tổn thương, suy yếu
Để kích thích cam bưởi ra hoa nhiều, đồng loạt, các nhà vườn thường áp dụng các biện pháp như siết nước, chắn rễ,… Việc “ép” cây ra hoa như vậy khiến bộ rễ bị tổn thương.
Khi rễ bị tổn thương, nấm bệnh trong đất có điều kiện thuận lợi để tấn công làm thối rễ. Rễ thối, quá trình hút nước và dinh dưỡng bị ảnh hưởng, khiến cây suy yếu, không đủ sức nuôi trái, sau một thời gian trái non sẽ rụng.
- Thời tiết bất lợi
Thời tiết lạnh sâu, mưa ẩm kéo dài trong giai đoạn hoa thụ phấn khiến hạt phấn bết, tỷ lệ sống của hạt phấn thấp, thời gian tồn tại ngắn. Khi trời quá lạnh hạt phấn chết, cánh hoa teo lại không thể nở. Thời tiết này cũng làm giảm khả năng bám dính, thấp thụ hạt phấn của nhụy cái gây cản trở quá trình thụ phấn, hạt phấn không thể nảy mầm trên đầu voi nhụy cái do đó quá trình thụ tinh không xảy ra (không hình thành quả). Lượng acid trong nước mưa cũng khiến hạt phấn hỏng, nhụy mất chức năng sinh lý.
- Côn trùng nấm bệnh tấn công
Giai đoạn từ khi cây ra hoa đến khi hoa nở rộ là giai côn trùng tấn công rất mạnh, đặc biệt là sâu vẽ bùa, nhện và bọ trĩ. Chúng tấn công làm hỏng nhụy và phấn hoa làm hoa không thể thụ tinh thụ phấn. Các loài nhện gây hại còn khiến trái non méo mó, da cám, khô nước rồi rụng.
Bên cạnh đó thời tiết bất lợi cũng thúc đẩy các loại nấm khuẩn gây bệnh phát sinh mạnh gây bệnh thối nhũn hoa, trái non, suy giảm chức năng hạt phấn, bệnh nặng gây rụng hoa trái hàng loạt.
- Cây bị thiếu và mất cân đối dinh dưỡng
Thời kỳ ra hoa nuôi trái cây cần rất nhiều dinh dưỡng, bao gồm cả dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng. Ở thời kỳ này nếu cây không được bổ sung dinh dưỡng cân đối (thừa đa lượng, thiếu trung, vi lượng) sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh trưởng – phát triển: Gia tăng quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, ức chế quá trình sinh trưởng sinh thực dẫn đến rụng quả hàng loạt (vì dinh dưỡng nuôi quả không được ưu tiên).
Đặc biệt, việc thiếu các loại dinh dưỡng như Canxi, Boron cũng làm giảm chất lượng phấn hoa, hoa ngắn, nhỏ, cuống trái yếu, hình thành tầng rời khiến hoa, trái non rụng.
Việc thiếu và mất cân đối dinh dưỡng cũng khiến quá trình tích lũy chất hữu cơ về quả bị ảnh hưởng, khiến quả méo vẹo, teo nhỏ, không lớn.
- Cây thiếu sáng, quang hợp kém
Khi cây trồng không có đủ lượng ánh sáng cần thiết để thực hiện quang hợp, hiệu suất quang hợp giảm. Việc này kéo theo quá trình vận chuyển, tích lũy dinh dưỡng về cơ quan dự trữ (hoa, quả) giảm theo làm cho hoa, quả thiếu dinh dưỡng cục bộ, gây ra hiện tượng chậm hoặc ngừng sinh trưởng, từ đó hoa, quả sẽ bị rụng.
- Cây thiếu amino acid
Amino acid thành phần không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt là trong giai đoạn cây ra hoa và nuôi trái.
Thiếu amino acid khiến hiệu suất quang hợp của cây trồng giảm sút, quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây trồng kém, sức đề kháng yếu.
Trong giai đoạn cây ra hoa đậu quả, việc thiếu amino acid khiến chất lượng phấn hoa thấp, giảm khả năng nảy mầm của hạt phấn làm trái không thể đậu.
Bên cạnh đó, việc thiếu amino acid khiến cây trồng bị stress, căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất của cây. Khi cây trồng bị stress, quá trình sản xuất Amino acid trong cây sẽ chậm lại. Để có được lượng Amino acid cần thiết cây bắt buộc phải thủy phân các protein hiện có (tự ăn thịt chính mình) làm cây suy yếu, rối loại dinh dưỡng từ đó trái sẽ rụng dần.
- Cây suy yếu
Cây khỏe mạnh là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất và chất lượng của cây trái. Cây chỉ có thể ra hoa, đậu trái nhiều trong điều kiện sức khỏe đảm bảo.
Khi cây suy yếu, mọi chức năng hoạt động đều ngưng trệ, giảm sút. Cành lá, lộc non cũng không phát triển, ra ít, ngắn cũn. Cây suy yếu, quả nuôi được một thời gian rồi rụng, trái méo mó, beo, ruột khô, đắng, nhạt.
Các tác động như khoanh cành, chắn rễ, không bổ sung đủ dinh dưỡng, lạm dụng các hóa chất kích thích sinh trưởng khiến cây suy yếu nhanh chóng.
- Biện pháp tăng khả năng ra hoa đậu trái, trái lớn đều, bóng đẹp
Để cây có thể ra hoa, đậu trái tốt, trái lớn nhanh, đồng đều, bóng đẹp,… nhà vườn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Chăm sóc cam bưởi sau thu hoạch kỹ lưỡng
Trước khi bước vào một mùa vụ mới, cam bưởi cần được phục hồi sức khỏe bằng việc bổ sung đầy đủ cân đối dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt là bổ sung amino acid.
- Làm hoa đúng cách
Hạn chế áp dụng các biện pháp ép cây ra hoa thô bạo, khiến rễ tổn thương, cây suy yếu. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và amino acid trước thời điểm cây ra hoa 1-2 tháng để hoa ra đều, đồng loạt, chồi non xanh, mập, lá dày quang hợp tốt.
- Phòng trừ côn trùng, nấm bệnh
Chủ động phun phòng trừ nhện, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, nấm khuẩn trước khi hoa nở và sau khi đậu trái non.
- Tăng quang hợp cho cây
Cắt tỉa bớt các cành vượt, cành không mang quả để tạo thông thoáng cho cây. Bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường quang hợp.
- Đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng sức đề kháng cho cây