Cam bị thoái hoá và bài học đắt giá trong canh tác ? 

Theo thống kê năm 2022, diện tích cam Miền Bắc tiếp tục giảm xuống, chỉ còn khoảng 8.000 ha ( giảm hơn một nửa so với năm 2010). Sản lượng cam cũng giảm xuống nhiều lần, chỉ còn khoảng 400.000 tấn. Đây là kết quả của tình trạng thoái hóa diễn ra nặng nề. Câu hỏi đặt ra, vậy nguyên nhân gì khiến vựa cam miền Bắc càng ngày tụt dốc như vậy. Mời mọi người cùng tham khảo!

1. Nguyên nhân khiến cây cam bị thoái hoá

Cam bị thoái hoá là những vườn cam cho năng suất càng ngày càng thuyên giảm theo thời gian. Theo kiểm chứng, những vườn cam bị thoái hoá có năng suất chỉ bằng 10 – 20% những vườn khỏe mạnh. Cây vàng vọt, lá nhỏ, chết cành, rụng lá. Lúc đó, sức đề kháng của cây kém, cây càng dễ bị côn trùng, nấm bệnh tấn công hơn nên sức khoẻ của cây càng ngày càng suy yếu. 

Bệnh tật, sâu bệnh hại cam phát triển mạnh

Cam là cây trồng dễ bị nhiễm bệnh, sâu bệnh hại. Trong những năm gần đây, các loại bệnh, sâu bệnh hại cam như bệnh vàng lá, bệnh thối rễ, bệnh phấn trắng, sâu đục thân, sâu vẽ bùa,… ngày càng phát triển mạnh. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và năng suất cũng như chất lượng cam. Khi chúng ta không có biện pháp kiểm soát phù hợp khiến cây và đất càng ngày càng suy yếu, không cho năng suất như mong muốn. 

Liệu mọi người có tự đặt câu hỏi ” Vì sao càng ngày sâu bệnh càng nhiều và càng khó chữa trị triệt để ?”

Trong số chúng ta có mấy ai biết “Đất trồng” là yếu tố gây nên điều đó. Chúng ta chưa thực sự hiểu rằng đất là cội nguồn của mọi vấn đề. Vì thế chỉ tập trung vào giải quyết phần ngọn mà quên mất rằng giải quyết phần gốc rễ mới giúp chúng ta giải quyết được triệt để. Đây là một trong những nguyên nhân khiến vườn cam ngày càng còi cọc, vàng vọt, không năng suất. 

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học không đúng cách.

Ưu điểm của phân thuốc hóa học là có giá thành rẻ, hiệu quả nhanh. Đặc biệt, nó dễ dàng mua được từ những đại lý gần nhà. Tuy nhiên, khi chúng ta lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi có trong đất. Từ đó làm thay đổi kết cấu đất, giảm độ phì nhiêu. Đất càng ngày càng chai cứng, bạc màu. Rễ cây khó lòng mà đâm xuyên qua đất để hấp thu được dinh dưỡng. Chưa kể với nền đất chai cứng đó dễ làm rễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công gây vàng lá thối rễ. Khi đó, nếu chúng ta cứ tiếp tục bổ sung hoá chất, vô cơ vào đất càng khiến cây bị ngộ độc, sức khỏe suy yếu, cây nhanh tàn lụi.

Lạm dụng vô cơ và hóa chất là chúng ta đang có lỗi với đất mẹ thiên nhiên

Khai thác cam quá mức, không có kế hoạch lâu dài khiến cây cam bị thoái hóa

Cây cam từng là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế và làm thay da đổi thịt nhiều vùng. Tuy nhiên việc phát triển ồ ạt, không có quy hoạch, kỹ thuật đã đem lại hệ lụy lớn. 

Sau nhiều năm chịu đủ mọi loại phân thuốc kích thích tăng sản lượng, tình trạng cam còi cọc, thoái hoá. Sản lượng cam giảm xuống gấp nhiều lần. Sau khi đã rơi vào tình trạng thoái hoá, bà con phục hồi nhưng không mang lại hiệu quả khiến bà con mất động lực để chăm sóc. Vì thế việc chặt phá, bỏ bê vườn càng xuất hiện nhiều hơn. 

2. Vườn cam bị thoái hoá có phục hồi được không ?

Đến nay, nhiều bà con đã bỏ vườn, chặt phá vườn do phục hồi được một thời gian thì vàng lại. Phục hồi tốn nhiều chi phí nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vậy nguyên nhân do không thể phục hồi hay chúng ta chưa phục hồi đúng cách. 

Biện pháp quản lý cỏ dại

Để phục hồi được những vườn cam bị suy yếu, đầu tiên chúng ta cần áp dụng biện pháp cải tạo đất. Điều này giúp nâng cao độ phì nhiêu, tăng khả năng giữ nước, thoát nước và chống xói mòn. Cụ thể như bổ sung thêm phân bón hữu cơ như phân chuồng ủ hoai, phân xanh, phân NPK hữu cơ. Việc cắt tỉa và tưới tiêu hợp lý cũng rất cần thiết. Giúp cây quang hợp, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Hạn chế sử dụng các loại phân thuốc hóa học. Thay vào đó nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phòng trừ côn trùng và nấm bệnh hại. Đặc biệt, việc quản lý cỏ trong vườn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục

Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ thoái hóa của vườn. Đối với những vườn bị thoái hóa nhẹ, có thể phục hồi trong khoảng 1-2 năm. Còn đối với những vườn bị nặng có thể lên đến 3-4 năm. 

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề thoái hóa, nhấp vào đây để được tham gia hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia: https://zalo.me/g/fxcccz698

Hoặc để lại thông tin để được hỗ trợ miễn phí !

    >> Hành trình phục hồi vườn cam bị thoái hóa ở Cao Phong4

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh