Cách xử lý bệnh ghẻ trên cây có múi triệt để không tái lại

Có hai loại bệnh gây hại phổ biến ở cây có múi làm trái sần sùi, xấu xí, không lớn là bệnh ghẻ loét do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Citri và bệnh ghẻ sẹo do nấm Elsinoe fawcettii.

Bệnh ghẻ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Làm giảm năng suất và chất lượng trái. Trái bị ghẻ thường rất khó bán vì mẫu mã xấu, ruột khô, tép nhạt.

Bài viết này WAO sẽ chia sẻ những biện pháp phòng trừ và xử lý các loại bệnh ghẻ trên cây có múi một cách triệt để, không sợ tái phát nhiều lần.

1. Bệnh ghẻ loét (đốm lá vi khuẩn)

Bệnh ghẻ loét (hay còn gọi là bệnh đốm lá vi khuẩn, đốm mắt cua) phá hoại cây ăn quả có múi do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri (Hasse) Dye gây ra.

Vết bệnh trên lá có đốm màu nâu đôi khi lá bị thủng lỗ; xung quanh đốm nâu có viền vàng sáng rất rõ. Các vết bệnh liên kết lại làm lá có màu vàng và lá rụng hàng loạt, cành trơ trụi.

Cách chữa bệnh ghẻ loét trên cây có múi
Biểu hiện bệnh ghẻ loét trên lá

Trên trái vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.

Bệnh ghẻ trên cây có múi làm giảm trái trị nông sản
Biểu hiện bệnh ghẻ loét trên trái

Biện pháp xử lý và phòng trừ

Xử lý khi cây nhiễm bệnh:

Cắt tỉa toàn bộ cành lá và quả bị nhiễm bệnh nặng, mang ra khỏi vườn tiêu hủy để tránh tình trạng ghẻ phát tán.

Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá quả để diệt khuẩn. Đồng thời tăng đề kháng cho cây giúp ngăn ngừa tái phát. Bà con phun 2 lần, cách nhau 3 – 5 ngày.

Sau khi cây khỏi bệnh, tiến hành bổ sung Amino acid, dinh dưỡng trung vi lượng Sao đỏ cho cây nhằm tăng độ dày vách tế bào và tăng khả năng quang hợp. Giúp lá xanh dày, quả , nhanh dày hơn, hạn chế tổn thương bề mặt lá và quả.

Phòng bệnh:

Sử dụng chế phẩm WAO AKA kết hợp với Amino acid để phun phòng trừ sâu vẽ bùa, sâu ăn lá thời điểm cây ra lộc, ra trái non.

Sử dụng chế phẩm Elicitor phun phòng bệnh ghẻ định kỳ, vừa diệt khuẩn vừa kích kháng cho cây.

Đồng thời cần chăm sóc cây trồng khỏe mạnh, cứng cáp để chống chọi tốt hơn với nấm bệnh. Bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng bao gồm đa, trung, vi lượng, amino acid.

>> Bấm vào tên các sản phẩm để tìm hiểu thêm thông tin

2. Bệnh ghẻ sẹo (ghẻ nhám)

Bệnh Ghẻ sẹo (Citrus Scab) còn gọi là bệnh ghẻ lồi, ghẻ nhám. Ghẻ sẹo do nấm Elsinoe fawcettii gây ra. Bệnh thường phát sinh sớm ở các bộ phận còn non: lộc non, lá non, quả non…

Trên lá non khi bệnh mới phát sinh vết bệnh có dạng chấm nhỏ (mụn nhỏ li ti) màu vàng trong, hơi nổi gờ.

Bệnh ghẻ sẹo trên lá
Biểu hiện bệnh ghẻ sẹo trên lá

Trên quả non, vết bệnh nổi gờ sần sùi hình chóp nhọn, màu vàng nâu; sau vết bệnh hóa bần khô lại có màu nâu sẫm đến nâu xám.

Bệnh ghẻ sẹo làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng của cây trái, trái nhỏ, xấu, sần sùi; cành cây chết hàng loạt.

Biểu hiện bệnh ghẻ sẹo trên trái

Biện pháp xử lý và phòng trừ

Xử lý cây nhiễm bệnh:

Cắt bỏ cành lá và quả nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan.

Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng để diệt nấm. Đồng thời tăng đề kháng cho cây giúp ngăn ngừa tái phát. Bà con phun 2 lần, cách nhau 3 – 5 ngày.

Phòng bệnh:

Sử dụng WAO AKA kết hợp với Amino acid để phun phòng trừ sâu vẽ bùa, sâu ăn lá thời điểm cây ra lộc, ra trái non.

Sử dụng chế phẩm Elicitor phun phòng bệnh ghẻ định kỳ, vừa diệt nấm vừa kích kháng cho cây.

Đồng thời cần chăm sóc cây trồng khỏe mạnh, cứng cáp để chống chọi tốt hơn với nấm bệnh. Bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng bao gồm đa, trung, vi lượng, amino acid.

Hoặc gọi ngay hotline 0978.497.345 để được hỗ trợ đặt hàng nhanh chóng.

Bệnh ghẻ trên cây có múi làm ảnh hưởng đến mẫu mã và chất lượng trái cây, giảm giá trị thương phẩm của nông sản. Nhà vườn cần chủ động phòng ngừa định kỳ, thăm khám vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời, hạn chế thiệt hại.

>> Bấm vào tên các sản phẩm để tìm hiểu thêm thông tin

Đọc tiếp:

Bệnh vàng lá thối rễ cây cam xử lý như thế nào?

Cách xử lý và phòng trừ bệnh thối nhũn trái non do nấm

Những nguyên nhân khiến cây thối rễ, kém phát triển

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh