Nội dung bài viết
Phân bón hữu cơ (phân chuồng) để ủ hoai mục một cách nhanh nhất cần sử dụng thêm nấm đối kháng Trichoderma. Trichoderma có thể giúp hoai mục toàn bộ phân chuồng trong thời gian rất ngắn và loại bỏ hết mầm bệnh.
Cách ủ nhanh phân chuồng thành phân bón hữu cơ hoai mục
1. Nguyên liệu để ủ phân chuồng
- Phân chuồng (Trâu, Bò, Lợn, Gà…) : 2000 – 2500kg
- Xơ dừa, vỏ trấu, vỏ đậu, rơm rạ, bèo, lục bình,…: 2000 – 2500kg
- WAO – Detox: 1kg
- Super Lân: 150kg
2. Cách ủ phân chuồng
Trộn đều 4 loại nguyên liệu đã nêu ở trên. Sau đó tưới nước đến khi độ ẩm trong đống lớn hơn 60%. (để biết đống ủ đật độ ẩm tiêu chuẩn, bà con nắm chặt 1 nắm nguyên liệu. Thấy nước nhỉ ra ở kẽ các ngón tay là đạt ). Sau đó dùng bạt phủ kín để che nắng, mưa.
Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân bón hữu cơ có thể lên đến 70°C, các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại trong phân chuồng.
Sau 15 – 20 ngày sau tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp khoảng 10 – 20 ngày nữa là có thể sử dụng tốt cho cây ăn trái, cây công nghiệp, các loại rau màu…
Chú ý:
- Khi ủ phân bà con nông dân không dùng vôi, vì làm huỷ diệt các vi sinh vật trong phân
- Nên bón ngoài ruộng trước khi làm đất là tốt nhất.
3. Cách sử dụng phân bón hữu cơ (phân chuồng) hiệu quả trên cây ăn trái
3.1. Bón lót trước khi trồng:
- Trộn đều 50 – 70kg phân chuồng đã hoai mục với đất mặt với tỉ lệ 1 : 1 lấp đầy hố trồng hoặc dùng để lên líp trước khi trồng tối thiểu 15 ngày.
3.2. Bón lót sau thu hoạch:
- Đối với cây ăn trái đang trong thời kỳ kinh doanh, sau mỗi vụ thu hoạch cần bón bổ sung tối thiểu 30 – 50kg phân bón hữu cơ cho mỗi gốc (khuyến cáo nên bón 70 – 100kg/gốc). Bón theo hình thức rải đều vòng tròn xung quanh tán cây để cho rễ cây ăn nổi lên trên mặt đất. Hạn chế đào rãnh quanh tán vì sẽ ảnh hưởng đến rễ non, dễ gây ra bệnh thối rễ.
3.3. Bón để chữa bệnh cho cây:
- Cây ăn trái hiện nay thường hay bị nhiễm bệnh vùng rễ do thiếu hụt phân bón hữu cơ. Điển hình như bệnh vàng lá thối rễ, tuyến trùng,…
- Để gia tăng hiệu quả cho quá trình chữa bệnh thì phân chuồng là điều không thể thiếu. Việc bổ sung phân chuồng sẽ cân bằng lại môi trường đất, hạn chế nấm bệnh, tuyến trùng. Đồng thời gia tăng mức độ hiệu quả khi sử dụng vi sinh trừ bệnh lên gấp nhiều lần. Khuyến cáo nên bón từ 15 – 20kg phân chuồng đảo đều với đất mặt trước khi sử dụng chế phẩm vi sinh 7 – 10 ngày.