Cách trị rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng

Rệp sáp trên cây sầu riêng là vấn đề chung mà đa số các nhà vườn trồng sầu riêng đều gặp phải. Rệp sáp tấn công vào hầu hết các bộ phận của cây từ cành, hoa, lá, quả, rễ. Chúng là một trong các nguyên nhân khiến trái sầu riêng bị sượng.

Bài viết này, WAO sẽ chia sẻ cho nhà vườn cách phòng trị rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng hiệu quả nhất, an toàn và tiết kiệm nhất.

1. Đặc điểm của rệp sáp hại sầu riêng

Rệp sáp gây hại sầu riêng thường có nhiều loại, nhưng thường gặp nhất là loài Planococcus và Pseudococcus, thuộc Họ Pseudococcidae, Bộ Hemiptera. Chúng có cả con đực và con cái.

Rệp sáp cái có hình bầu dục, dài khoảng 3-5mm, thân màu hồng phớt, được bao phủ bởi một lớp sáp trắng, quanh rìa thân có các sợi rua trắng. Rệp cái không có cánh.

 cách trị rệp sáp gây hại sầu riêng

Rệp sáp đực có kích thước nhỏ hơn, có cánh mỏng, màu xám nhạt.

Rệp sáp sinh sản nhanh, mỗi lần rệp cái có thể đẻ tới 250 trứng, chúng sẽ nở ra sau khoảng 5-7 ngày.

2. Cách thức gây hại của rệp sáp trên sầu riêng

Trên cây sầu riêng, rệp sáp gây hại bằng cách bám vào các chồi non, bông, trái và rễ để chích hút nhựa. Chúng thường hút nhựa nơi cuống trái non hoặc giữa các gai trên trái lớn.

Khi trái sầu riêng còn nhỏ, rệp chích hút khiến cuống trái bị teo tóp, trái méo mó, biến dạng. Gai to nhỏ không đều và dễ bị rụng.

Trái lớn bị rệp sáp chích sẽ kém phát triển, vàng gai, bị sượng, nhạt.

Nếu rệp sáp chích hút trên bông sẽ khiến bông bị thiếu hạt phấn, vàng héo và dễ rụng.

Ngoài ra, rệp sáp còn tấn công ở rễ. Chúng bám theo các rễ cái, chích hút khiến rễ bị phù, đứt mạch dẫn, cây không hút được nước, dinh dưỡng,  cây suy yếu dần. Đồng thời vết chích của rệp tạo điều kiện cho nấm khuẩn tấn công vào rễ gây thối rễ, xì mủ.

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, rệp sáp bài tiết ra chất dịch giàu đường thu hút nấm bồ hóng phát triển. Nấm bồ hóng bám đen trên quả làm giảm mẫu mã của quả. Khi bám trên lá chúng khiến lá bị giảm quang hợp, cây phát triển kém.

3. Cách trị rệp sáp gây hại trên sầu riêng

Khi trong vườn sầu riêng xuất hiện rệp sáp đang gây hại, nhà vườn cần thực hiện các việc sau:

  • Tiến hành tỉa bỏ những cành lá, quả đã bị rệp sáp gây hại quá nặng mang ra khỏi vườn.
  • Tiếp đến sử dụng kết hợp chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RSSiêu đồng pha với nước sạch rồi phun đều, ướt đẫm thân cành lá quả. Phun xịt kỹ vào những vị trí mà rệp bám dính. Nhà vườn phun liên tiếp 3 lần, cách nhau 3-5 ngày.
  • Nếu kiểm tra rễ thấy rệp sáp tấn công, nhà vườn sử dụng chế phẩm CNX-RS pha với nước, tưới đẫm vào gốc để xử lý rệp. Lưu ý, không trộn chung với siêu đồng.

Chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RSSiêu đồng là bộ đôi sản phẩm giúp xử lý rệp sáp cực kỳ tốt. Bằng cách ký sinh vào thân chi đốt của rệp sáp, nấm xanh nấm trắng sẽ khiến rệp sáp nhiễm bệnh và chết. Đồng thời, siêu đồng giúp bào mòn lớp vỏ của rệp để nấm xâm nhập qua biểu bì nhanh hơn, giúp rệp bị tiêu diệt nhanh chóng.

Hai sản phẩm này đều là sản phẩm sinh học, an toàn cho con người, môi trường và các loài thiên địch trong vườn. Được sử dụng trong canh tác nông nghiệp hữu cơ.

Biện pháp phòng ngừa rệp sáp cho vườn:

  • Nhà vườn chủ động phun phòng rệp sáp định kỳ cho cây, nhất là ở các giai đoạn cây ra bông, sau khi xổ nhụy và đậu trái non. Phun định kỳ từ 15- 20 ngày/lần.
  • Luôn phải giữ ẩm cho cây vì rệp sáp sẽ xuất hiện nhiều trong điều kiện khô nóng, thiếu độ ẩm.
  • Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của rệp sáp trong vườn như bọ rùa, ong ký sinh,…

Trên đây là cách trị rệp sáp trên sầu riêng hiệu quả và an toàn nhất. Hy vọng bà con áp dụng tốt trên vườn của mình để có một mùa cây trái bội thu.

Đọc tiếp:

Mẹo phòng và xử lý sâu đục thân cho sầu riêng hiệu quả

Bệnh thối trái trên cây sầu riêng và cách phòng ngừa

Cách xử lý và phòng ngừa bệnh đốm rong trên cây sầu riêng

Xem thêm về:

Danh mục: ,