Cách quản lý cỏ tranh hiệu quả

Cỏ tranh là một trong những loại cây tiên phong xuất hiện đầu tiên ở các khu vực đất hoang, đất trống các khu đất mới bị tàn phá nặng nề. Việc đầu tiên đa số chúng ta thường làm khi thấy cỏ tranh trong vườn là muốn tìm cách diệt sạch chúng đi. Mà ít ai biết được tác dụng to lớn cỏ tranh mang lại cho đất trồng. Để lựa chọn biện pháp quản lý cỏ tranh phù hợp.

1. Nguồn gốc, công dụng của cỏ tranh

Nguồn gốc

Cỏ tranh là một loài thực vật thuộc họ Lúa (Poaceae), tên khoa học là Imperata cylindrica (L.) Beauv.). Cây ưa sáng sống dai. Có thể mọc được trên các loại đất khác nhau. Có khả năng chịu hạn cao, nhờ có hệ thân rễ đặt biệt phát triển.

Công dụng

Cỏ tranh là cây tiên phong trong công cuộc cải tạo đất. Nó là nền tảng cho các diễn thế sinh thái tiếp theo. Rễ của nó phát triển rất mạnh, chúng có thể hút nước và dinh dưỡng từ sâu trong lòng đất. Nhờ đó chúng sống được ở những khu vực đất khô cằn, nén dẽ, chai cứng, nghèo dinh dưỡng, hạn hán, ngập lụt…

Cỏ tranh thường được sử dụng để phục hồi đất ở các khu đất bị cháy rừng, lũ lụt, đồi trọc. Cỏ tranh xuất hiện trên đất trống giúp bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, rửa trôi. Phá vỡ nền đất nén chặt nhờ mạng lưới rễ sợi rộng lớn.

Ngoài ra, cỏ tranh phát triển rất nhanh, tạo ra nhiều sinh khối mà chúng ta có thể tận dụng để cải tạo đất. Nếu chúng ta quản lý cỏ tranh một cách hiệu quả thì nó rất có ích trong giai đoạn đầu cải tạo.

2. Cách quản lý cỏ tranh hiệu quả

Cỏ tranh là một loại cây ưa sáng. Để quản lý cỏ tranh hiệu quả khi chúng mọc quá nhiều trong vườn. Thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là trồng xen các loại cây tán tầng trung, tầng cao. Các loại cây này sẽ cạnh tranh để che bớt ánh sáng của cỏ tranh. Ưu tiên sử dụng các loại cây phát triển nhanh, sinh khối lớn, tán rộng như: chuối, muồng vàng, muồng đen, cỏ vetiver…

Lưu ý: Để đạt hiệu quả tốt nhất thì sau khi trồng xen canh các loại cây này, nên tiến hành cắt tỉa có tranh định kỳ 3 lần trong năm đầu tiên.

Sau đó tận dụng lá cỏ tranh che phủ để hạn chế cỏ tranh mọc lại cũng như bổ sung hữu cơ cho đất.

Nên ưu tiên trồng xen canh chuối. Sau khoảng 6 tháng, khi chuối phát triển đủ lớn, chúng khép tán, che bóng, hạn chế ánh sáng mà cỏ tranh nhận được. Kết hợp với việc sử dụng thân, lá chuối được cắt tỉa để che phủ sẽ làm hạn chế sự phát triển của cỏ tranh. Đồng thời bổ sung 1 lượng lớn kali hữu cơ giúp cải tạo đất cực kỳ hiệu quả.

Đối với các nhà vườn mới bắt đầu cải tạo đất để trồng cây ăn trái. Có thể tiến hành trồng xen các loại cây tán tầng cao theo các đường đồng mức. Hoặc theo các ô bàn cờ để tiện cho việc thiết kế cây trồng chính sau này.

Như vậy, cỏ tranh không gây hại cho đất và cây trồng như chúng ta vẫn nghĩ. Nếu biết quản lý cỏ tranh hợp lý thì nó còn giúp chúng ta cải tạo đất nhanh hơn. Cây trồng phát triển tốt mang lại năng suất cao.

Xem thêm:

Biện pháp quản lý cỏ dại hợp lý để canh tác hiệu quả

Các loại cỏ nên giữ trong vườn giúp cải tạo đất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh