Cách phòng trừ sâu hại cam bưởi giai đoạn quả non bằng sinh học

Giai đoạn ra hoa đậu quả là giai đoạn các loài sâu gây hại mạnh trên cây cam bưởi; điển hình như: sâu vẽ bùa, sâu đục quả. Các loài côn trùng này nếu không được phòng trừ sẽ gây hại lên lộc, hoa, quả non; sẽ để lại hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, mẫu mã trái sau này. Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm nên việc kiểm soát các loại sâu hại phải hết sức lưu ý nếu không có thể làm hỏng hoa, hỏng quả.

Vì vậy, trong bài viết này WAO sẽ đưa ra giải pháp để phòng trừ sâu hại cam bưởi hiệu quả bằng phương pháp sinh học, an toàn, hiệu quả bền vững.

1. Vì sao phải phòng trừ sâu hại cam bưởi trong giai đoạn ra hoa đậu quả

1.1 Sâu vẽ bùa gây hại trong giai đoạn ra hoa, đậu quả

Sâu vẽ bùa là một trong những loài sâu hại cam bưởi quanh năm. Chúng thường tấn công mạnh vào các đợt cây ra đọt non và trái non. Ngay khi lá non vừa ra, ấu trùng sâu mới nở đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần mô mềm trong lá; tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris phát sinh gây ra bệnh ghẻ loét. Những lá bị sâu vẽ bùa gây hại bị co lại, biến dạng, quăn queo. Trên trái các đường đi của sâu cũng làm trái sần sùi, mất giá trị thương phẩm.

Sâu vẽ bùa nếu không được kiểm soát kịp thời nó sẽ phá hủy các đợt lộc; làm giảm khả năng quang hợp của cây và ảnh hưởng đến quá tình tổng hợp dinh dưỡng để nuôi hoa nuôi quả; nếu nặng có thể dẫn tới rụng hoa, rụng quả hàng loạt.

1.2 Sâu đục quả gây hại trong giai đoạn nuôi quả

  • Sâu đục vỏ quả: Chúng xâm nhiễm gây hại từ khi quả còn rất nhỏ; vết đục tạo nên những u sần trên quả, nếu bị nặng quả sẽ rụng. Nếu sâu đục vỏ quả gây hại muộn quả thường bị biến dạng bởi những u sần làm giảm giá trị thương phẩm giảm.
  • Sâu đục quả: Sâu non mới nở đục ngay vào vỏ quả sâu khoảng 3- 5 mm; mỗi lỗ đục có một con sâu non cư ngụ. Ngoài miệng lỗ thường thấy phân sâu đùn ra nên rất dễ phát hiện. Sâu non càng lớn càng đục sâu vào bên trong để ăn thịt quả. Lỗ đục của sâu vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm; vừa hấp dẫn ruồi đục quả trưởng thành đến đẻ trứng và gây hại. Khi bị hại nặng quả bị thối và rụng sớm, ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng.
Sâu đục quả gây hại trên quả non
Sâu đục quả gây hại trên quả non
  • Sâu lông: Sâu lông hay còn gọi là sâu róm, thường gây hại vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Sâu thường tấn công gặm từ vỏ quả vào cả phần thịt quả bên trong; làm hỏng quả hoặc ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.
Sâu lông gây hại trên cam bưởi
Sâu lông gây hại trên quả non

2. Giải pháp phòng trừ sâu hại cam bưởi bằng sinh học

2.1 Biện pháp kỹ thuật

Để phòng trừ các loại sâu hại nhà vườn nên có chế độ chăm sóc hợp lý; kết hợp với kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh đúng cách, đúng thời điểm.

  • Cắt tỉa loại bỏ những cành sâu bệnh, cành đã mang trái mùa trước để tạo thông thoáng cho vườn cây; tránh điều kiện cho các loại côn trùng ẩn nấp, làm tổ và đẻ trứng.
  • Sử dụng biện pháp bắt sâu thủ công bằng tay khi mật độ sâu đang ít. Nuôi dưỡng các loại thiên địch như kiến vàng, ong ký sinh để kiểm soát các loài côn trùng gây hại.
  • Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, bón thúc cho lộc, hoa ra tập trung để dễ dàng phòng trừ các loại sâu bệnh.
  • Bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là các loại phân chứa amino acid để giúp lá xanh, lớp biểu bì dày khiến sâu non khó xâm nhập gây hại.
Nhà vườn bắt sâu gây hại trên cam bưởi bằng tay
Nhà vườn bắt sâu thủ công bằng tay

2.2 Sử dụng các loại thuốc trừ sâu

Để phòng trừ và kiểm soát các loại sâu vẽ bùa, sâu đục quả nhà vườn nên phun phòng trước các đợt cây đi lộc, ra hoa và sau khi đậu quả non. Lộc, hoa, quả non là những bộ phận rất nhạy cảm, vì vậy nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học có tính mát để không làm cháy hoa, quả non.

Hiện nay các nhà vườn có thể dễ dàng tìm kiếm các loại thuốc trừ sâu trên thị trường.

  • Các loại thuốc trừ sâu hóa học với hiệu quả nhanh chóng, tức thời, giúp nhà vườn nhanh chóng kiểm soát được các loại sâu hại. Kèm theo đó thì các loại thuốc trừ sâu hóa học thường độc hại và khiến sâu bệnh dễ dàng nhờn thuốc, kháng thuốc; diệt sâu bệnh gây hại thì cũng diệt luôn các những loại thiên địch có lợi trong vườn. Vì vậy mà tình trạng sâu bệnh bùng phát ngày càng nhiều.
  • Thuốc trừ sâu sinh học mang lại hiệu quả chậm hơn nhưng hiệu lực kéo dài; mật độ sâu hại ngày càng giảm theo thời gian. Đặc biệt an toàn cho con người và thiên địch trong vườn. Vì vậy các dòng thuốc trừ sâu sinh học ngày càng được nhiều nhà vườn biết đến và sử dụng.

Thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới WAO AKA giúp phòng trừ và kiểm soát hiệu quả các loại sâu hại trong vườn; được các nhà vườn canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ ưu tiên sử dụng.

3. Vì sao WAO AKA phòng trừ sâu hại cam bưởi hiệu quả

Thuốc trừ sâu sinh học WAO AKA giúp tiêu diệt nhanh gọn các loại sâu vẽ bùa, sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu đục quả, sâu róm, rệp bông sơ,…

  • Với thành phần chính là vi khuẩn Bacillus Thuringiensis (Bt) có khả năng tiết ra tinh thể độc; sau khi sâu ăn phải độc tố thì lúc này độc tố mới phát huy tác dụng; khiến sâu tê liệt thần kinh, ngừng ăn (ngừng phá hại) và chết sau 2-3 ngày.
  • Ngoài ra, trong thành phần thuốc trừ sâu sinh học WAO AKA còn chứa các chủng Virus nhân đa diện NPV có tác dụng lây nhiễm; nhằm xử lý các loại sâu đục vào trong không tiếp xúc với BT như sâu vẽ bùa, sâu đục quả, sâu đục thân. Chúng cũng tạo ra những trận dịch kéo dài khiến trứng ấu trùng không thể nở. Sâu hại sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng.
  • Hoàn toàn không lo sâu kháng thuốc – nhờn thuốc.
  • Sản phẩm sinh học đảm bảo an toàn sức khỏe, không gây tồn dư, thân thiện với môi trường.

4. Hướng dẫn sử dụng WAO AKA phòng trừ sâu sâu vẽ bùa, sâu đục quả

Cách pha:

 Pha 1 gói thuốc trừ sâu sinh học WAO AKA với 200 lít nước sạch; khuấy đều cho thuốc tan hoàn toàn.

Cách phun:

  • Đối với sâu vẽ bùa: Phun WAO AKA ướt đẫm thân, cành, lá vào thời điểm cây chuẩn bị nhú lộc non
  • Đối với sâu đục quả: Phun WAO AKA ướt đẫm thân, cành, lá, quả vào thời điểm cây ra hoa và sau khi quả non đậu được 1 tuần.

Lưu ý để sử dụng WAO AKA hiệu quả

  • Nên kết hợp với phân bón chứa Amino Acid để tăng hiệu quả
  • Nên phun ngay sau khi pha thuốc để thuốc phát huy tối đa tác dụng.
  • Có thể phối hợp với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác.
  • Không pha chung với thuốc có tính kiềm.
  • Phun trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều để đạt hiệu quả cao nhất.

Đặt mua WAO AKA tại đây

Đọc tiếp:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh