Cách chăm sóc rau màu mùa lạnh
Hiện nay, ở các tỉnh miền Bắc nhiệt độ đang có xu hướng giảm sâu, rét đậm, rét hại kéo dài, dự báo có thể xuất hiện thêm các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như sương muối băng giá. Vì vậy, việc chủ động phòng chống rét cho cây trồng vật nuôi đang được các địa phương tích cực triển khai.
Vậy làm thế nào để giúp cho cây trồng có thể chống rét được vào vụ đông? Cách phòng chống rét cho cây trồng hiệu quả? Nên sử dụng những phân bón gì trong thời điểm này để tăng khả năng chịu lạnh cho cây? Bài viết dưới đây WAO xin chia sẻ với bà con Cách chăm sóc rau màu mùa lạnh.
Nội dung bài viết
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ gây thiệt hại như thế nào đến rau màu?
Để hiểu rõ được cách chăm sóc rau màu trong mùa lạnh, trước tiên cần tìm hiểu rõ sự ảnh hưởng của mưa rét gây thiệt hại cho rau như thế nào?
- Khi cây bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi như mưa nhiều, gió rét khiến cây chậm phát triển, không bật chồi hoặc có thể chết cây nếu không có biện pháp phòng chống rét kịp thời.
- Đối với những cây con, cây mới trồng bị sương giá, các tế bào của cây có thể bị phá hủy, các lá non bắt đầu có những dấu hiệu như quăn đầu lá, vàng lá, rụng lá,…Trường hợp nếu có nắng sẽ gây thối rễ, thối lá, thối củ…
2. Cách chăm sóc rau màu mùa lạnh
2.1. Chủ động phòng chống mưa rét
Che phủ cây trồng bằng vật liệu hữu cơ gần gũi như rơm rạ có tác dụng chống rét, giữ ấm cho cây trồng rất tốt ngoài ra còn hạn chế cỏ dại, giữ ẩm, tiết kiệm phân bón và nước tưới, hạn chế côn trùng, sâu bệnh gây hại…
Đảm bảo chế độ nước tưới thích hợp với cây trồng: Đối với ngô, hành tỏi, khoai tây, cà chua, dưa chuột…nên dùng phương pháp tưới rãnh bằng cách bơm nước vào rãnh để nước tự ngấm là tốt nhất. Còn với cà, bầu bí, cải bắp, su hào, các loại đậu…có thể tưới theo nhu cầu của từng loại cây.
Không gieo trồng trong những ngày giá rét nhiệt độ thấp dưới 13 độ C kéo dài dù thời vụ đã đến, nhất là với cây lạc, đậu tương, ớt, ngô xuân…Bà con cần quan tâm theo dõi dự báo thời tiết hàng ngày.
Đảm bảo bón đủ và cân đối lượng phân và bón đúng lúc, vừa giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời góp phần hạn chế được tác hại của thời tiết bất thuận. Tăng cường tưới lân, kali hữu cơ giúp cho quá trình hoạt động sinh lý, sinh hoá trong cây được thuận lợi, hoạt động mạnh, cây hút được nước, dinh dưỡng tăng khả năng chống rét. Bón lót cho rau phải dùng phân chuồng đã được ủ hoai mục.
Để cây rau màu có thể phát triển khỏe mạnh, cây cho năng suất cao vào mùa rét thì người trồng cần hiểu tìm hiểu thời tiết nhiệt độ cho cây, khả năng thích ứng và tìm hiểu kỹ cây trồng phù hợp vào mùa.
Đối với những cây rau màu đang trong thời kỳ cho thu hoạch, cần thu hoạch ngay cho cây, tránh cây bị gặp thời tiết lạnh quá làm ảnh hưởng đến cây trồng.
2.2. Tăng sức chống chịu rét và sâu bệnh hại
Các loại rau như: Hành hoa, ớt, các loại cây họ cà (cà chua, khoai tây xuân), rau họ cải (bắp cải, su hào, su lơ… ) phải tưới đủ ẩm theo nhu cầu dinh dưỡng của từng cây trong những ngày rét đậm.
Tỉa thưa cành, nhánh (nhất là đối với cây cà chua), giúp cây thông thoáng, hạn chế sâu, bệnh hại. Tiến hành thụ phấn nhân tạo, thụ phấn bổ sung cho các loại rau ăn quả như cà chua, bí đỏ,…
2.3. Phòng trừ kịp thời các loại dịch sâu, bệnh mới phát sinh gây hại:
Với cây cà chua, khoai tây, ớt, hành hoa, bí đỏ, su hào, cải bắp phòng, trừ bệnh mốc sương, mốc xám, thán thư bằng chế phẩm sinh học VACCIN kết hợp với SIÊU ĐỒNG pha với 200 lít nước khi trời âm u, mưa phùn, khoảng 5-15 ngày phun/lần. Phun phân bón lá A4 cho rau màu 5-10 ngày/lần để tăng khả năng chống chịu rét và sâu, bệnh hại.
Với cây hành, tỏi nên tập trung bón đạm, lân vào giai đoạn sau trồng 60-70 ngày; phân kali bón sau trồng 80-90 ngày mới tạo cho củ to và chắc. Bà con có thể sử dụng đạm cá, đạm đậu tương, dịch chuối để tưới cho cây.
Với cà chua và khoai tây nên tập trung bón thúc làm 2-3 đợt từ sau khi cây trồng bén rễ, hồi xanh hoặc khi cây đã mọc cao 5-7 cm cho tới khi cây ra các chùm hoa thứ 2, thứ 3 và đã đậu được chùm quả thứ nhất (đối với cà chua), hoặc khi cây bắt đầu xuống củ (đối với khoai tây). Hạn chế bón đạm khi cây đã ra hoa, đậu quả, nhất là thời gian có nhiệt độ thấp, sương muối, thiếu ánh sáng nhằm hạn chế tác hại của bệnh mốc sương, sương mai, héo xanh, héo rũ.
Ngoài ra, phòng trừ sâu bệnh hại bằng cách phun phòng kịp thời với định kỳ 10 ngày/lần với các loại chế phẩm sinh học như vaccin, siêu đồng, mocabi,…để trừ các bệnh sương mai, mốc sương, thán thư, đốm lá là tốt nhất cho cây trồng. Đối với các loại rau ăn lá như bắp cải, đậu đỗ, cà chua,…nên dùng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh hoặc chế phẩm sinh học WAO AKA để diệt sâu tơ và các loại sâu khác nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
2.4. Phục hồi sau mưa rét
Đối với các vườn rau đã bị thiệt hại do tuyết, băng giá nên nhanh chóng thu và chuẩn bị nguồn hạt giống rau ăn lá ngắn ngày để gieo bổ sung khi thời tiết thuận lợi.
Đối với diện tích rau chưa bị thiệt hại và còn khả năng phục hồi, cần tuyên truyền để nông dân không bón đạm đơn, bà con dùng phân vi sinh, phân hữu cơ…bón cho cây kết hợp tủ gốc bằng mùn và các vật liệu giữ ấm, ẩm.
Cần kiểm tra, thăm vườn thường xuyên để nắm bắt được tình trạng của cây và tình hình sâu bệnh hại trên cây rau màu để kịp thời phòng và điều trị cho cây.
Xem thêm về: chăm sóc cây rau màu
Danh mục: Cách trồng và chăm sóc
BÌNH LUẬN
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
-
MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh
180,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
WAO BOOM – Đặc trị vàng lá thối rễ
1,045,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh
215,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
WAO Detox – Phòng chống ngộ độc hữu cơ
265,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả
540,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng