Cách cải tạo đất trồng rau màu trước khi xuống giống

Đất trồng các loại rau màu qua thời gian dài thâm canh đã cạn kiệt dinh dưỡng, bạc màu, tồn dư nhiều hóa chất độc hại và nấm khuẩn gây bệnh. Nếu đất không được cải tạo, xử lý kỹ thì mùa vụ kế tiếp sẽ lại gặp các vấn đề sâu bệnh, dinh dưỡng, nông sản không đạt năng suất chất lượng như mong muốn.

Đa phần nông dân chúng ta chưa xem trọng khâu làm đất trước khi xuống giống. Chỉ xử lý đất và bón lót qua loa, chính điều này đã tạo cơ hội cho nấm bệnh, côn trùng phát sinh tấn công cây trồng. Đặc biệt, các loại bệnh do nấm khuẩn như héo xanh, sương mai, thán thư, thối nhũn, chết yểu cây con,… sẽ rất khó kiểm soát khi dịch đã bùng phát mạnh.

Do đó, khâu làm cải tạo đất trước khi gieo trồng là rất quan trọng, không thể bỏ qua.

Các bước cải tạo đất trồng rau

Bước 1: Cho đất nghỉ và phơi ải

Sau khi đã thu hoạch hết nông sản, kết thúc một mùa vụ. Tiến hành thu gom tàn dư cây trồng mang ra khỏi ruộng, sau đó cày xới đất lên và để đất nghỉ từ 10 – 15 ngày. Việc này sẽ giúp đất được thông thoáng và tơi xốp, giàu oxy hơn.

Bước 2: Bón vôi

Bước tiếp theo trong quy trình cải tạo đất trồng rau là bón vôi. Việc bón vôi sẽ giúp nâng cao độ pH đất, bổ sung thêm canxi cho đất đồng thời giúp sát khuẩn, tiêu diệt các loại nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất. Đặc biệt, đối với các loại đất đã canh tác lâu năm, độ pH thấp, cây trồng thường xuyên bị các bệnh do nấm khuẩn, tuyến trùng thì việc bón vôi là vô cùng cần thiết.

Tiến hành rải đều vôi lên mặt ruộng, sau đó tưới ẩm rồi xới trộn đều với đất. Nên sử dụng bột vôi dolomite, vì ngoài CaO, loại vôi này còn bổ sung thêm Magiê cho đất.

Lưu ý: Khi bón vôi cần đánh giá tình trạng của đất để có lượng bón phù hợp, tránh tình trạng bón dư thừa vì vôi có đặc tính là kết tủa làm chai cứng đất, ngoài ra còn diệt cả nấm có hại lẫn nấm có lợi trong đất.

Bước 3: Bón lót phân hữu cơ

Sau khi rải vôi 10 – 15 ngày, tiến hành bón lót bằng các loại phân hữu cơ như phân chuồng (phân trâu bò, gà, dê, dơi,…) đã được ủ hoai với nấm Trichoderma, phân trùn quế hay các loại phân ủ khác.

Việc bón lót bằng phân hữu cơ ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, còn bổ sung một lượng mùn lớn giúp cải tạo đất, cân bằng độ pH và tạo môi trường cho vi sinh vật có lợi phát triển mạnh.

Cách bón: Rải đều phân hữu cơ trên mặt, sau đó trộn đều với 5cm đất hoặc chia 2/3 lượng phân rải đều trên mặt, 1/3 lượng phân còn lại thì bón xuống hố hoặc rãnh trồng.

Lưu ý: Tuyệt đối không được sử dụng phân chuồng tươi vì trong phân chuồng tươi chứa rất nhiều nấm khuẩn gây bệnh.

Bước 4: Tưới chế phẩm vi sinh xử lý nấm trong đất

Trong đất trồng vụ trước đã tồn lại sẵn các loại nấm khuẩn, tuyến trùng gây bệnh cho cây, do đó trước khi xuống giống vụ sau bắt buộc phải xử lý sạch.

Sau bón lót 3 ngày, sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới đều lên mặt luống.

Bộ giải pháp WAO BOOM có chứa đầy đủ các chủng nấm có lợi như Chaetomium, Trichoderma, Saccharomyces cerevisiae, Actinomycetes spp, Rhodopseudomonas,… giúp đối kháng, tiêu diệt các loại nấm khuẩn, tuyến trùng gây hại trong đất, đồng thời kích thích rễ phát triển, phân giải chất hữu cơ, tăng cường sự màu mỡ cho đất.

Bên cạnh đó còn có humic K-humate giúp giải độc đất, ổn định pH, tạo thông thoáng cho đất trồng. Ngoài ra, trong bộ giải pháp còn có dinh dưỡng hữu cơ đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt.

Hầu hết các loại bệnh trên cây trồng đều bắt nguồn từ đất, do đó cần phải đảm bảo một nền đất trồng thật sạch, thật khỏe thì cây trồng mới phát triển tốt, ít sâu bệnh. Vừa có năng suất, chất lượng cao vừa tiết kiệm được rất nhiều chi phí phân thuốc.

>> Đọc tiếp: Cách sản xuất các loại phân hữu cơ đơn giản tại nhà

Bấm vào ảnh dưới 👇 để đăng ký nhận ngay 1 chai Phân bón A4 dưỡng trái cho cây sầu riêng trị giá 295.000đ

Xem thêm về: , ,

Danh mục: