Các loại nấm bệnh và côn trùng tấn công cây ổi

Ổi là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, cây ổi lại gặp khá nhiều loại nấm bệnh và côn trùng tấn công. Trong bài viết này, WAO chia sẻ một số loại sâu bệnh thường gặp trên cây ổi và cách phòng trừ xử lý hiệu quả. Mời nhà vườn cùng tìm hiểu.

1. Bệnh thối rễ

Nguyên nhân:

  • Đất thoát nước kém khiến rễ bị oi nước.
  • Đất chai chứng nén chặt khiến rễ bị thiếu oxy.
  • pH đất quá thấp làm tăng khả năng hòa tan của nhôm (Al) gây độc cho rễ, làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển.
  • Rễ bị tổn thương do tuyến trùng và các tác động vật lý.
  • Các yếu tố trên mở đường cho nấm Phytophthora và fusarium xâm nhập làm rễ hoại tử, thối đen.
cây ổi bị thối rễ
Cây ổi bị thối rễ

Biểu hiện:

Trên lá: Lá vàng cả phiến và gân lá, vàng từ trên đọt non xuống dần, cây không ra lộc mới.

Dưới rễ: Rễ thối, có màu nâu đen, phần vỏ tách ra khỏi phần lõi gỗ.

Biện pháp phòng trừ và xử lý:

  • Tạo mương rãnh thoát nước.
  • Bổ sung phân hữu cơ, vật chất hữu cơ giúp đất tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt.
  • Kiểm tra pH đất, bổ sung bột đá dolomite nếu pH thấp (<5.5).
  • Hạn chế xới xáo gốc làm tổn thương rễ.
  • Sử dụng bộ giải pháp chăm sóc đất bảo vệ rễ WAO BOOM tưới gốc 2 lần cách nhau 5-7 ngày. Tưới phòng định kỳ 3 tháng/lần.

2. Bệnh tuyến trùng

Nguyên nhân: Bệnh do tuyến trùng Meloidogyne incognita gây ra.

Biểu hiện:

  • Dưới rễ: Xuất hiện các nốt sần, u bướu, rễ biến dạng, lâu ngày các nốt bướu bị thối rữa.
  • Trên cây: Cây phát triển chậm, còi cọc, lá nhỏ, bị nâu tím ở hai bên rìa lá, bị nặng cây chết héo.
  • Vết chích của tuyến trùng tạo điều kiện các các loại nấm khuẩn gây bệnh xâm nhập tấn công cây.
ổi bị tuyến trùng
Rễ ổi bị tuyến trùng

Biện pháp phòng trừ và xử lý: Sử dụng chế phẩm sinh học WAO NEEM tưới gốc 2 lần cách nhau 5 ngày.

Tưới phòng định kỳ 30 – 60 ngày/lần.

Trồng xen hoa cúc vạn thọ xung quanh vườn trồng ổi.

3. Bệnh thán thư

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Collectotrichum gloeoisporioides gây ra. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, bào tử nấm lây lan nhanh qua mưa gió và nước tưới.

Biểu hiện:

Trên lá: Mép lá, chóp lá xuất hiện các vết bệnh màu nâu sẫm lan dần vào trong, sau một thời gian lá cháy khô từng mảng.

Trên trái: Vết bệnh dễ nhận thấy nhất là các đốm tròn, màu nâu sẫm, lõm xuống, lâu dần chuyển đen và lan rộng. Trên vết bệnh có các bào tử nấm màu trắng như bụi phấn bám lên. Vết bệnh phía trong ruột cứng, vỏ mềm, rụng sau một thời gian.

Biện pháp xử lý: Sử dụng kết hợp chế phẩm sinh học VaccinSiêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá quả. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

Phun phòng định kỳ 15 – 20 ngày/lần.

4. Câu cấu

Côn trùng gây hại: Bọ cánh cứng câu cấu xanh. Cơ thể hình bầu dục, dài khoảng 12-14mm. Toàn thân phủ một lớp bột vàng tươi óng ánh (khi mới vũ hoá) sau chuyển dần thành màu xanh nhạt hoặc màu xám trắng. Mắt lồi, miệng dạng vòi, răng khoẻ.

Biểu hiện: Câu cấu trưởng thành ăn các lá non, đọt non và cả lá già khi mật số lớn. Chúng ăn trụi phiến lá, chỉ để lại một phần gân chính làm cho bộ lá xơ xác, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quang hợp của cây, khiến cho cây còi cọc, xơ xác. Chúng còn gặm ăn cả vỏ trái non, làm cho vỏ trái bị sứt, sẹo.

Những vết thương hở do câu cấu cắn phá sẽ tạo điều kiện cho nấm khuẩn tấn công gây bệnh cho cây.

Biện pháp xử lý: Sử dụng chế phẩm sinh học CNX-RS kết hợp với phân bón lá A4 phun ướt đẫm thân cành lá. Kết hợp tưới xung quanh gốc để diệt ấu trùng.

Phun 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

5. Sâu ăn lá

Côn trùng gây hại: Sâu ăn lá Archips micaceana.

Biểu hiện: Chủ yếu gây hại vào giai đoạn lá non, khi gây hại sâu kéo tơ cuốn các lá non lại với nhau, ăn phá trên lá và làm cho lá có các phần bị lỏm vào từ phiến lá hoặc lá bị biến dạng nhỏ lại hay phát triển không đồng đều. Nếu trường hợp gây hại nặng chồi non sẽ không phát triển được vì sâu đã ăn toàn bộ phần đọt non.

Biện pháp xử lý: Sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA phun ướt đẫm thân cành và hai mặt lá.

Phun 2 lần cách nhau 3-5 ngày. Phun phòng định kỳ 15 ngày/lần.

6. Bọ phấn trắng

Côn trùng gây hại: Rầy phấn trắng Aleurodicus sp.

Biểu hiện: Chúng tập trung ở mặt dưới của lá, chích hút nhựa lá làm lá khô, vàng và rụng dần. Chúng đẻ trứng thành vòng xoắn ốc trên bề mặt lá, chồi và trái còn non. Thành trùng phủ một lớp phấn trắng nhằm bảo vệ trứng và ấu trùng.

Dịch mật do rầy phấn trắng tiết ra trên lá tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, bám đen kín mặt lá, giảm quang hợp của cây.

Việc chích hút của rầy phấn trắng còn môi giới truyền bệnh virus nguy hiểm cho cây.

Biện pháp xử lý: Sử dụng chế phẩm sinh học CNX-RS kết hợp với phân bón lá A4 phun đều, ướt đẫm cành và hai mặt lá.

Phun 2 lần cách nhau 3-5 ngày. Phun phòng định kỳ 15 ngày/lần.

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài!

Hãy để lại câu hỏi dưới phần tư vấn để WAO có thể hỗ trợ bạn miễn phí.

Đọc tiếp:
Cách bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng

Những điều cần lưu ý khi sử dụng phân bón qua lá cho cây trồng

Vì sao cây trồng cần được bổ sung amino acid?

Xem thêm về: ,

Danh mục: , ,