Cây sầu riêng con mới trồng chưa thích nghi được với điều kiện tự nhiên nên ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng, trao đổi chất, sức chống chịu rất kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, gió, sâu bệnh… Nếu chăm sóc không tốt sầu riêng sẽ còi cọc, chậm lớn. Để nâng cao tỷ lệ sống và giúp sầu riêng sinh trưởng tốt, ngoài việc chăm sóc đúng kỹ thuật, bón phân cân đối, bà con cần chủ động phòng chống một số bệnh trên cây sầu riêng con.

1. Các bệnh trên cây sầu riêng con

1.1. Bệnh cháy lá, chết ngọn

Biểu hiện bệnh

  • Bệnh thường hại sầu riêng con ngay trong vườn ươm và những cây mới trồng do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Chúng phát triển mạnh vào mùa mưa và có khả năng lan truyền rất nhanh.
Biểu hiện bệnh cháy lá gây hại sầu riêng con
Biểu hiện bệnh cháy lá gây hại
  • Nấm này chủ yếu xuất hiện do điều kiện độ ẩm cao, thiếu ánh nắng, từ đó sợi nấm lây lan trực tiếp.
  • Bệnh cháy lá, chết ngọn làm khô hết lá, chết ngọn cây sầu riêng. Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn thì cây con sẽ bị trụi lá. Các ngọn cây bị thối khiến cây không thể sinh trưởng và phát triển.

Cách xử lý và phòng ngừa bệnh

  • Khi cây vừa chớm bệnh, tiến hành phun xử lý nấm, ngăn chặn lây lan bằng cách pha chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng với 200 lít nước phun ướt đẫm cây con.
  • Đồng thời sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới mỗi gốc 2-3 lít để xử lý nấm trong đất.
  • Trồng cây với khoảng cách hợp lý, không trồng quá dày.
  • Tạo thông thoáng cho vườn, tạo mương rãnh thoát nước.
  • Bổ sung dinh dưỡng hữu cơ, không bón phân vô cơ cho cây con dưới 1 năm tuổi.

1.2. Bệnh đốm lá trên cây sầu riêng con

Biểu hiện bệnh

  • Thời kỳ cây con, cây sầu riêng dễ dàng bị tấn công bởi nấm Phomopsis durionis và sinh ra bệnh đốm lá.
Biểu hiện bệnh đốm lá gây hại sầu riêng con
Biểu hiện bệnh đốm lá gây hại
  • Cây sầu riêng xuất hiện các đốm hoại tử màu nâu đen, xung quanh có quầng vàng, như vết kim châm. Các vết bệnh lúc đầu có đường kính khoảng 1-2mm, sau đó lan rộng dần lên tới 10mm.
  • Lá bị nhiễm bệnh khiến khả năng quang hợp kém, thường rụng sớm, cây chậm phát triển.

Cách xử lý và phòng ngừa bệnh

  • Khi phát hiện cây nhiễm bệnh, bà con pha chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng với 200 lít nước phun đều lên toàn bộ thân cành lá. Bà con phun 2 lần, cách nhau 3-5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Định kỳ phun phòng nấm cho vườn 15 ngày/lần bằng các chế phẩm trên.
  • Bà con cần thường xuyên thăm vườn, theo dõi từng cây. Nếu phát hiện nấm bệnh gây hại, tiến hành tỉa bỏ phần bị bệnh để tránh lây lan diện rộng.
  • Bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng, tăng cường khả năng miễn dịch của cây để cây chống chọi tốt hơn với sâu bệnh.

1.3. Bệnh vàng lá thối rễ

Biểu hiện bệnh

  • Bệnh thối rễ ở cây sầu riêng con do các chủng nấm nguy hiểm như Fusarium, Pythium, Phytophthora gây ra, ngoài ra tuyến trùng gây tổn thương rễ tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhiễm nhanh hơn.
  • Nấm gây bệnh tồn tại sẵn trong vườn do đất quá ẩm ướt, khi đó nấm sẽ tấn công rễ cây con, rễ không thể hút nước và dinh dưỡng, từ đó lá bị úa vàng và rụng, rồi cây dần kiệt sức mà chết.
Biểu hiện sầu riêng bị vàng lá thối rễ
Biểu hiện sầu riêng bị vàng lá thối rễ
  • Trước khi trồng sầu riêng bà con không xử lí đất vườn nên nấm bệnh, tuyến trùng tồn tại sẵn trong đất tiếp tục phát triển gây hại lên cây sầu riêng.
  • Vườn thoát nước kém, bị ngập úng trong mùa mưa, rễ cây bị ngập thiếu ôxy để hô hấp, chất độc tích lũy trong đất lâu ngày làm rễ bị ngộ độc và suy yếu, tạo điều kiện cho nấm nấm tấn công.
  • Đất trồng bị nén chặt, ít vi sinh vật có lợi, pH<5.5 là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

Cách xử lý và phòng ngừa

  • Sử dụng bộ giải pháp đặc trị vàng lá thối rễ WAO BOOM: pha với 1000 lít nước để xử lý cho những cây đã bị bệnh. Tưới liên tục 2 lần cách nhau 7 ngày.
  • Định kỳ 3 tháng/lần tưới phòng cho vườn.
  • Những cây đã bị bệnh quá nặng, không có khả năng phục hồi, nhà vườn cần nhổ bỏ mang ra khỏi vườn. Trước khi trồng lại vị trí đó cần xử lý đất bằng cách tưới bộ giải pháp chăm sóc đất bảo vệ rễ.
  • Không để tình trạng ngập úng, nước chảy tràn lan trên mặt vườn.
  • Bón bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục để tăng cường lượng vi sinh vật có lợi trong đất, giúp đất tơi xốp.

1.4. Bệnh thán thư trên cây sầu riêng

Biểu hiện bệnh

Biểu hiện bệnh thán thư gây hại sầu riêng con
Biểu hiện bệnh thán thư gây hại
  • Vào đầu mùa mưa hoặc những ngày có sương, bệnh thán thư thường xuất hiện do nấm Collototrichum gloeosporioidess gây ra. Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan vào phía trong. Phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ vết thương trên lá do côn trùng, rách do gió hay do chăm sóc. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành.

Cách xử lý và phòng ngừa

  • Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng pha với 200 lít nước phun ướt đẫm cây con để xử lý bệnh. Sau 3 ngày phun lại lần 2.
  • Định kỳ phun phòng nấm cho vườn 15 ngày/lần bằng các chế phẩm trên.
  • Thường xuyên thăm vườn, nếu phát hiện cây bị bệnh cần cắt bỏ những cành lá nhiễm nặng mang ra khỏi vườn tiêu hủy để tránh lây lan.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, tăng cường sức đề kháng cho cây.
  • Đảm bảo vườn luôn thông thoáng, khoảng cách giữa các cây vừa phải và đảm bảo vườn thoát nước tốt.

2. Biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh trên cây sầu riêng con

Trước khi xuống giống bà con sử dụng bộ giải pháp chăm sóc đất bảo vệ rễ WAO BOOM tưới đều vào các hố trồng và xung quanh để tiêu diệt nấm bệnh tồn tại trong đất, cải tạo lại tính chất đất. Sau khi tưới WAO BOOM, pH đất sẽ được cải thiện, nấm đối kháng sẽ được kích hoạt để tấn công và tiêu diệt nấm bệnh tồn tại trong đất. Đồng thời các chủng nấm men kích rễ, vi khuẩn, trực khuẩn có lợi sẽ kích thích cây con ra rễ mới chắc khỏe, mập mạp.

Với những cây con mới trồng bà con cần phun phòng định kỳ bằng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng 15 ngày/lần. Chế phẩm giúp tiêu diệt sạch và ngăn chặn sự lây lan các loại nấm khuẩn trên thân, cành, lá. Kiểm soát đến 90% nấm khuẩn. Đồng thời, bổ sung chất kích kháng giúp nâng cao sức đề kháng của cây trồng để nấm khuẩn không còn cơ hội tấn công.

Sầu riêng con được chăm sóc tốt

Biện pháp canh tác khác:

Trồng cây với mật độ vừa phải, có ánh nắng xuyên vào để giảm ẩm độ, giảm áp lực nguồn bệnh.

Tạo mương rãnh thoát nước để vườn trồng thoát nước tốt trong mùa mưa.

Cây sầu riêng con rễ còn yếu bà con không nên bón phân vô cơ vì sẽ làm xót rễ, tổn thương rễ, tạo cửa ngõ cho nấm khuẩn xâm nhập gây hại. Bà con nên sử dụng phân hữu cơ và phân trung vi lượng cao cấp Sao đỏ trong giai đoạn này để cây trồng dễ dàng hấp thụ. Đồng thời kết hợp phun phân bón lá A4 Amino acid giúp cây hấp thu nhanh mà không cần chuyển hóa.

Thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Hiện nay tình trạng sầu riêng con mới trồng bị còi cọc, vàng lá, sâu bệnh nhiều, cây kém phát triển, không đi đọt… đang là vấn đề nan giải của nhiều nhà vườn mới bắt đầu trồng sầu riêng. Các nhà vườn đã sử dụng nhiều loại thuốc cũng như các giải pháp khác nhau nhưng vẫn không hiệu quả.

Vì thế trong tháng 12 này, WAO có tổ chức 1 chương trình chia sẻ về “Cách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng“. Để giúp cho mọi người nắm vững những lỗi sai thường gặp về kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng con. Cũng như tìm ra giải pháp chăm sóc Cây Sầu Riêng con khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bệnh
– Thời gian tổ chức: 19h tối thứ 7 tuần này
– Tham gia hoàn toàn miễn phí

    Bạn cần biết:

    Sầu riêng bị cháy lá non là bị gì?

    Cách phòng ngừa sâu đục thân hại sầu riêng

    Cách xử lý và phòng ngừa bọ cánh cứng câu cấu xanh cắn phá sầu riêng

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *