Rệp sáp là loài gây hại quanh năm, chúng gây hại mạnh vào mùa khô và đầu mùa mưa. Chúng thường xuất hiện nhiều nhất lúc cà phê ra hoa cho đến khi thu hết trái. Sau khi thu hoạch, chúng trốn vào kẽ lá, cụm hoa chưa nở ở đầu cành để đẻ trứng. Rệp sáp gây hại trên tất cả các bộ phận của cây: lá, hoa, trái và cả rễ. Khi trời mưa nhiều, độ ẩm không khí tăng cao là lúc rệp sáp giảm khả năng gây hại. Tuy nhiên, lúc này là lúc rệp sáp gây hại rễ mạnh.
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm của rệp sáp
Nó có tên là rệp sáp bởi xung quanh nó được bao phủ một lớp sáp, màu trắng xung quanh nên được gọi là rệp sáp. Rệp sáp có tên khoa học là Planococcus kraunhiae, có hình bầu dục, hơi dẹt. Kích thước nhỏ khoảng từ 2,5-5mm.
Rệp sáp có vòng đời kéo dài từ 26 – 40 ngày, trong đó giai đoạn trứng kéo dài 5-7 ngày. Mỗi con rệp sáp cái có thể đẻ lên đến 500 quả trứng. Rệp đẻ trứng vào các kẽ lá, chùm nụ – bông, chùm trái, sau khi trứng nở được 2-3 ngày, rệp non nhanh chóng bò đi tìm cho mình nơi trú ngụ ổn định.
Rệp sáp lây lan nhanh, nếu không kiểm soát kịp thời sẽ trở thành trận dịch và khó kiểm soát. Kiến là nhân tố góp phần giúp rệp sáp tăng khả năng lây lan. Kiến đóng vai trò như bác taxi – cõng rệp đến những nơi khác để sinh sống khi hết thức ăn hoặc khi bị “động chỗ ở” . Bù lại, rệp sáp trả công cho kiến bằng cách tiết ra các chất ngọt, làm thức ăn cho kiến.

2. Dấu hiệu cà phê bị rệp sáp gây hại
Rệp sáp tấn công gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng cũng như năng suất cà phê. Nó tấn công lên tất cả các bộ phận của cây, bao gồm chùm lá, nụ, hoa, trái và cả rễ.
- Đối với chùm lá, nụ, hoa, trái cà phê:
Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút nhựa cây, làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng trái non, chết cành. Không những thế, nó còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển bao phủ trên các chùm quả, cành, lá, trái làm giảm khả năng quang hợp của cây, lá vàng úa, quả khô dần và rụng.
- Đối với rễ
Rệp sáp trú ẩn vào trong đất, bám vào rễ và chích hút nhựa để sống. Đồng thời tiết ra lớp sáp bao phủ xung quanh rễ. Lớp sáp này rất đặc biệt, nó không thể thấm nước nên khiến cho cây không thể hấp thu được nước cũng như chất dinh dưỡng. Chính vì thế mà cây dần vàng úa, suy kiệt rồi chết vì thiếu nước và dinh dưỡng. Ngoài ra, những vết thương hở do rệp sáp gây ra tạo điều kiện cho nấm hại trong đất tấn công cây, gây bệnh thối rễ. Mùa mưa là thời điểm rệp sáp tấn công rễ mạnh, cũng là thời điểm phát triển mạnh của nấm hại. Chính vì thế, chúng ta cần kịp thời kiểm soát để giảm thiểu rủi ro cho cây cà phê.
3. Biện pháp xử lý khi cà phê bị rệp sáp gây hại
Khi xuất hiện rệp sáp:
- Tiến hành cắt bỏ những phần bị rệp sáp gây hại nặng rồi đưa đi tiêu huỷ, tránh lây lan.
- Sau đó sử dụng WAO M19 + Siêu đồng để xử lý rệp sáp. Siêu đồng có tác dụng bào mòn lớp cutin trên cơ thể rệp sáp, sau đó Nấm xanh nấm trắng có trong WAO M19 sẽ dễ dàng ký sinh gây bệnh cho rệp sáp và lây lan cho cả đàn. Phun ướt đẫm cây, nhất là chùm lá, chùm bông, chùm quả. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Có thể tham khảo sản phẩm Amino A4 bổ sung cho cây giúp cành cây mập mạp, lá cây xanh dày để tăng khả năng quang hợp.
- Đối với phần rễ, chúng ta cần tưới WAO BOOM’S để tiêu diệt nấm hại dưới đất. Định kỳ tưới 3 tháng/ 1 lần vừa giúp tiêu diệt nấm hại, kích thích rễ phát triển vừa bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của cà phê.
Biện pháp phòng trừ rệp sáp gây hại cà phê:
- Dọn vườn, cắt tỉa vườn thông thoáng để hạn chế nơi trú ngụ, gây hại của rệp sáp.
- Thường xuyên kiểm tra vườn. ( Lưu ý kiểm tra kĩ ở phần nách lá, chùm lá, chùm bông, chùm trái để kịp thời phát hiện rệp sáp).
- Bảo vệ các loài thiên địch như bọ rùa, nhện bắt mồi và ăn thịt côn trùng để hạn chế sự gây hại của rệp sáp.
- Bổ sung cân đối dinh dưỡng để cây có sức đề kháng, chống chịu tốt trước côn trùng gây hại.
- Vào mùa khô nóng, tưới nước đầy đủ cho cây để giảm thiểu sự gây hại của rệp sáp.
Tìm hiểu thêm về Nấm xanh, Nấm trắng
165,000 ₫Thêm vào giỏ hàng