Sầu riêng sau một thời gian dài mang trái cây trở nên suy yếu, do đó cần phải có biện pháp chăm sóc kịp thời và đầy đủ để cây sớm hồi phục cho mùa vụ sau. Bón phân sau thu sầu riêng là việc làm quan trọng mang tính quyết định đến sức khỏe, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây ở mùa vụ sau.
Nội dung bài viết
1. Bón phân sau thu sầu riêng qua gốc
Sau một vụ nuôi trái, cây gần như kiệt quệ vì cây đã phải dốc toàn lực để làm hoa và nuôi trái suốt một thời gian dài. Cây phải chịu những ảnh hưởng từ việc bị cắt nước để làm hoa, nhiễm các hóa chất kích thích sinh trưởng, ngộ độc phân vô cơ, phải mang quá nhiều trái so với khả năng nuôi dưỡng, mỗi lần cắt tỉa tạo nên một vết thương cho cây. Do đó, bà con cần nhanh chóng giúp cây phục hồi bằng cách bón phân sau thu.
Một trong những loại phân bón được sử dụng rộng rãi cho việc bón phân sau thu đó là phân chuồng ủ hoai mục. Phân chuồng là các loại phân do gia súc, gia cầm thải ra. Phân chuồng là loại phân bón chứa hàm lượng hữu cơ cao, làm cho độ mùn trong đất tăng, là môi trường để hệ rễ phát triển khỏe mạnh, vì sau một thời gian dài nuôi trái rễ cây sầu riêng dễ thương tổn và cần có những tác động để kích thích bộ rễ phát triển mới. Phân chuồng có tác dụng làm giảm hiện tượng thối rễ cây, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.
Một số loại phân chuồng phổ biến như: phân bò, phân gà, phân dê.
Trước khi bón phân chuồng bà con nên làm ẩm đất nhằm tăng hiệu suất sử dụng phân.
Liều lượng bón: Bà con bón 25-30kg phân chuồng/gốc.
Cách bón: Bón rải mặt xung quanh theo hình chiếu của tán cây, cách gốc 40cm. Sau khi bón trộn đều với 3-5cm đất mặt và sử dụng các vật liệu hữu cơ che phủ để hạn chế rửa trôi dinh dưỡng.
2. Bón phân sau thu sầu riêng qua lá
Phân bón gốc thường cần tốn một khoảng thời gian cây mới hấp thụ được, do đó, các yếu tố dinh dưỡng có thể bị hạn chế. Vì vậy, sử dụng phân bón qua lá sẽ nhanh chóng cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng giúp cây hấp thu một cách triệt để hơn. Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%.
Bà con sử dụng Phân bón lá A4 Amino acid pha với nước sạch phun đều lên toàn bộ tán lá (liều lượng phun tùy thuộc vào độ rộng của tán cây).
Phân bón lá A4 với đầy đủ dinh dưỡng đa, trung, vi lượng được thủy phân ở dạng amimo acid, giúp cây trồng hấp thu nhanh chóng mà không cần qua quá trình chuyển hóa.
Phân bón lá A4 giúp cây sầu riêng hồi sức nhanh, cây quang hợp tốt, đọt mập, lá xanh, cành chắc khỏe.
3. Một số biện pháp chăm sóc khác
Ngoài việc bón phân, bà con cần thực hiện các biện pháp sau để giúp vườn cây sầu riêng hồi phục nhanh chóng, toàn diện.
+ Tỉa cành tạo tán: Đối với cây sầu riêng chỉ nên cắt tỉa những cành khô, cành bệnh, cành tăm ốm yếu. Cắt tỉa giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại, dinh dưỡng được tập trung. Đặc biệt đối với các vườn sầu riêng lâu năm thì việc cắt tỉa càng quan trọng hơn, hạn chế xì mủ thân cây phát sinh.
+ Vệ sinh vườn: Giúp hạn chế các mầm bệnh tồn dư của mùa vụ trước. Bà con dùng Siêu đồng để sát khuẩn, rửa sạch các rong rêu, mảng bám trên thân, cành, lá.
Ngoài việc sử dụng phân chuồng để phục hồi sức khỏe đất, phục hồi vườn sầu riêng thì bà con sử dụng bộ giải pháp Chăm sóc đất, bảo vệ rễ – WAO BOOM.
WAO BOOM bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi như Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis, Saccharomyces cerevisiae, Actinomycetes spp,…Các chủng vi sinh này sẽ phân giải các chất hữu cơ trong đất giúp đất nhanh tơi xốp, nhiều mùn, chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thu, giúp kích thích hệ thống rễ phát triển, ra nhiều rễ non mới, giúp cây sầu riêng hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Đồng thời có khả năng cạnh tranh và tiêu diệt các loài nấm hại trong đất gây bệnh nguy hiểm trên sầu riêng như Phytophthora, Fusarium,…
Bên cạnh đó WAO BOOM sẽ giúp cân bằng và ổn định pH đất. Các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất đều được WAO BOOM đưa về cân bằng.
Cách tưới: Pha WAO BOOM với 1000 lít nước: Tưới 7-15 lít/gốc (Tùy vào độ tuổi của cây, độ rộng của tán).
Sầu riêng là cây ăn trái khó chăm sóc, kén đất nhưng có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để vườn sầu riêng phát triển bền vững, năng suất ổn định, tuổi thọ kéo dài đòi hỏi nhà vườn phải có sự đầu tư, chăm sóc tỉ mỉ, bảo vệ cây. Việc bón phân sau thu hoạch cho sầu riêng nói riêng và các kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch nói chung đòi hỏi nhà vườn cần nắm rõ và đặc biệt chú trọng vì nó ảnh hưởng đến năng suất mùa kế tiếp. Chúc bà con một vụ mùa bội thu.