Sau thời gian chăm bón, áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa thì hiện tại các vườn cây có múi đều đã nở rộ hoa và đậu trái non.
Tuy nhiên, tỉ lệ đậu trái của cây rất thấp và đặc biệt là trái non trên cây bắt đầu có hiện tượng rụng, nhiều trái ra sớm hơn đã rụng đầy gốc, chỉ còn lại lác đác một vài quả trên mỗi cành nhưng quả cũng èo uột, méo mó.
Rất nhiều nhà vườn chưa hiểu rõ nguyên nhân và chưa có cách xử lý hiệu quả đối với tình trạng này. Trong bài viết này WAO sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất để giúp tăng tỉ lệ đậu trái, giảm rụng trái trên cây có múi.
1. Tại sao tỉ lệ đậu trái thấp?
Nhiều người vẫn nghĩ khi cây ra hoa nhiều thì tỉ lệ trái đậu cũng sẽ rất cao, tuy nhiên điều này chỉ đúng một phần nhỏ, rất nhiều vườn cây ra hoa rất sai nhưng đến giai đoạn sau thì xảy ra tình trạng hoa rụng trắng vườn.
Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?

Thứ nhất, do điều kiện thời tiết bất lợi trong giai đoạn hoa thụ phấn
Trong giai đoạn hoa thụ phấn, nếu gặp thời tiết có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp sẽ khiến cho hạt phấn bết, tỷ lệ sống của hạt phấn thấp, thời gian tồn tại ngắn. Thời tiết này cũng làm giảm khả năng bám dính, hấp thụ hạt phấn của nhụy cái gây cản trở quá trình thụ phấn, hạt phấn không thể nảy mầm trên đầu vòi nhụy cái do đó quá trình thụ tinh không xảy ra (không hình thành quả). Đặc biệt, trong nước mưa có hàm lượng acid cao (H+) làm hạt phấn hỏng, nhụy mất chức năng sinh lý.
Thứ hai, do cây thiếu ánh sáng
Khi vườn cây được trồng quá dày, các tán cây chồng lên nhau khiến cây không đủ lượng ánh sáng cần thiết để thực hiện quang hợp. Khi hiệu suất quang hợp giảm sẽ kéo theo quá trình vận chuyển, tích lũy dinh dưỡng về cơ quan dự trữ (hoa) giảm theo làm cho hoa thiếu dinh dưỡng cục bộ gây ra hiện tượng chậm hoặc ngừng sinh trưởng từ đó hoa sẽ bị rụng.
Thứ ba, do côn trùng, nấm bệnh tấn công
Giai đoạn cây ra hoa đến hoa nở rộ là giai côn trùng tấn công rất mạnh, đặc biệt là sâu, nhện và bọ trĩ. Chúng tấn công làm hỏng nhụy và phấn hoa làm hoa không thể thụ tinh thụ phấn. Bên cạnh đó thời tiết bất lợi cũng thúc đẩy nấm khuẩn gây bệnh phát sinh mạnh gây bệnh thối nhũn hoa, suy giảm chức năng hạt phấn, bệnh nặng gây rụng hoa hàng loạt.
Thứ tư, do cây thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng
Giai đoạn cây trồng ra hoa, nuôi trái cần một lượng dinh dưỡng rất lớn. Nếu thiếu dinh dưỡng chất lượng hạt phấn sẽ không tốt và cây không đủ sức để nuôi hoa.
2. Tại sao trái non rụng nhiều?
Hiện tượng rụng trái non ở cây ăn trái nói chung và các loại cây có múi nói riêng là một phản ứng sinh tồn tự nhiên của cây. Cây xả bớt một lượng trái nhằm giảm bớt áp lực dinh dưỡng cho cây, giúp cây có sức đề kháng nhất định để vượt qua những điều kiện bất lợi từ môi trường tự nhiên. Lúc này, cây sẽ tự tiết ra một số chất điều hòa sinh trưởng để tạo tầng rời ở cuống trái và trái sẽ rơi ra khỏi cây.
Thường sẽ có 2 đợt rụng, đợt thứ nhất xuất hiện khi trái còn nhỏ, bằng ngón tay út, tức khoảng 3 tuần sau khi đậu. Đặc trưng của đợt rụng trái này là trái mang theo cả cuống. Đợt thứ 2 là khi trái có đường kính trái khoảng 3cm, đặc trưng là trái rụng không cuống.
Số lượng và tỉ lệ rụng trái trên cây phụ thuộc vào tình trạng của cây. Đối với một cây trưởng thành, khỏe mạnh thì tỉ lệ rụng tự nhiên này rơi vào khoảng 10 – 12%.
Tuy nhiên, nếu tỉ lệ rụng ở mỗi cây cao trên 30% thì đây không còn là rụng trái sinh lý bình thường mà do các yếu tố khác tác động khiến trái rụng.
Vậy những yếu tố nào đã tác động khiến trái non rụng nhiều?
Cây thiếu amino
Amino cho cây cũng quan trọng như sắt cho thai phụ. Nó là một trong những thành phần không thể thiếu trong quá trình cây ra hoa và nuôi trái.
Giai đoạn cây mang trái cũng giống như giai đoạn phụ nữ mang thai cần phải được chăm sóc đặc biệt. Giai đoạn này nếu không được chăm sóc kỹ cây sẽ dễ bị stress.
Khi cây trồng bị stress, quá trình sản xuất Amino acid sẽ chậm lại. Để có được lượng Amino acid cần thiết cây bắt buộc phải thủy phân các protein hiện có (tự ăn thịt chính mình) làm cây suy yếu, rối loại dinh dưỡng từ đó trái sẽ rụng dần.
Mất cân đối dinh dưỡng
Thời kỳ nuôi quả cây cần rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là kali và các nguyên tố vi lượng để tổng hợp và vận chuyển chất hữu cơ về quả, chống hiện tượng hình thành tầng rời gây rụng quả.
Ở thời kỳ này nếu cây không được bổ sung dinh dưỡng cân đối (thừa đa lượng, thiếu vi lượng) sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh trưởng – phát triển: Gia tăng quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, ức chế quá trình sinh trưởng sinh thực dẫn đến rụng quả hàng loạt (vì dinh dưỡng nuôi quả không được ưu tiên).
Bộ rễ tổn thương, cây suy yếu
Khi bắt đầu bước vào một vụ mới, để kích thích cây trồng ra hoa, người làm vườn thường áp dụng các biện pháp như siết nước, chắn rễ,… Việc “ép” cây ra hoa như vậy đã tác động rất lớn đến bộ rễ, làm rễ tổn thương, suy yếu.
Khi rễ bị tổn thương, nấm bệnh trong đất có điều kiện thuận lợi để tấn công làm thối rễ. Rễ thối, quá trình hút nước và dinh dưỡng bị ảnh hưởng, khiến cây suy yếu, không đủ sức nuôi trái, sau một thời gian trái non sẽ rụng.
Côn trùng, nấm bệnh tấn công
Sau đậu trái là thời điểm hấp dẫn các loài côn trùng gây hại, vì lúc này vỏ quả còn mỏng. Một số loài nguy hiểm xuất hiện ở giai đoạn này như nhện, bọ trĩ, bọ xít muỗi, ruồi vàng. Chúng tấn công tạo thành các vết thương hở trên vỏ trái, làm trái sần sùi, méo mó, phát triển kém và rụng. Bên cạnh đó, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, các vết thương do côn trùng tạo ra đã mở đường cho nấm khuẩn gây bệnh ghẻ tấn công trái. Trái non bị ghẻ tấn công sẽ rụng.
Cây thiếu oxy để hô hấp và quang hợp kém
Trong giai đoạn này, nếu gặp thời tiết mưa nhiều, vườn ngập nước, lượng oxy trong đất thấp không đủ để cây sử dụng. Điều này làm phá vỡ tiến trình hô hấp bình thường của rễ, từ đó tích lũy chất độc gây hại trên tế bào rễ, làm thối các lông hút và đầu rễ non. Rễ thối, cây không hấp thu được nước cũng như các khoáng chất cần thiết để thực hiện trao đổi chất, lâu dần cây sẽ suy yếu dẫn đến hình thành tầng rời để loại bớt một phần “cơ thể” để duy trì sức sống, sự tồn tại của cây.
Bên cạnh đó, việc cây quang hợp kém sẽ khiến quá trình chuyển hóa năng lượng bị gián đoạn làm cho trái thiếu dinh dưỡng, sau 1 thời gian sẽ ngừng sinh trưởng, vàng và rụng.
Ngoài ra còn có một số yếu tố tác động khác làm rụng trái non hàng loạt như sốc nước, cây bật lộc,…
3. Vậy giải pháp khắc phục hiện tượng rụng trái và tăng tỉ lệ đậu trái là gì?
Giai đoạn trái non là giai đoạn cực kỳ quan trọng bởi giai đoạn này sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng quả toàn vụ. Do đó nhà vườn cần thực hiện một số biện pháp sau để tăng tỉ lệ đậu trái, giảm rụng trái:
- Cắt tỉa, tạo tán trước thời điểm làm hoa để tạo cho cây thông thoáng, đủ ánh nắng để thúc đẩy quá trình quang hợp và tích lũy dinh dưỡng để tăng khả năng ra hoa, đậu quả.
- Chủ động phòng trừ côn trùng như sâu, nhện, bọ trĩ,… từ sớm.
- Phun phòng nấm, khuẩn trước thời điểm cây ra hoa, sau khi hoa rụng cánh.
- Chăm sóc bộ rễ khỏe, chắc để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ cho cây.
Và WAO BOOM là bộ giải pháp đặc biệt giúp bạn giải quyết được tất cả các vấn đề trên để trái đậu nhiều, tròn đều, bóng đẹp, mọng nước, vỏ mỏng, ngọt thơm.
WAO BOOM đã được chứng minh giúp phát triển hệ rễ, bảo vệ rễ trước sự tấn công của nấm bệnh. WAO BOOM bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trong giai đoạn ra hoa nuôi trái, đặc biệt là cung cấp đầy đủ chuỗi 16 loại amino acid thiết yếu cho cây. Bên cạnh đó còn giúp tăng khả năng quang hợp của cây lên 20%. Ngoài ra WAO BOOM còn giúp đất tơi xốp, thông thoáng để oxy trong đất nhiều hơn, giúp rễ hô hấp tốt hơn.
WAO BOOM có gì đặc biệt?
Bổ sung chuỗi 16 loại amino acid thiết yếu giúp cây thoát khỏi stress.
Giúp rễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn nhờ cân bằng pH đất.
WAO BOOM giúp bạn điều gì?
- Giúp hoa thụ phấn tốt hơn, đồng đều hơn, tỉ lệ đậu trái cao hơn.
- Giúp cuống trái dai chắc, mập mạp hơn, hạn chế hình thành tầng rời gây rụng trái.
- Gia tăng hương vị và phẩm chất trái.
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây giai đoạn nuôi trái.
- Kích thích phát triển hệ rễ, giúp rễ khỏe hơn hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây tốt hơn.
Trong WAO BOOM có gì?
WAO BOOM là bộ giải pháp đem đến đầy đủ các animo acid, acid humic, dinh dưỡng đa, trung, vi lượng thiết yếu và các chủng vi sinh vật tốt nhất cho đất và sự sinh trưởng của cây trồng.
- Amino Acid
- Bo, Ca, Mn, Mg, Zn,…
- Humic K_humate
- Chaetomium spp
- Saccharomyces cerevisiae, Actinomycetes spp
- Trichoderma spp, Bacillus subtilis, Rhodopseudomonas
WAO BOOM là thành quả của 5 năm nghiên cứu và ứng dụng nhiều loại hữu cơ, vi sinh vào việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng cho hơn 4000 nhà vườn trên 63 tỉnh thành trên cả nước.
Những năm qua đã có hàng nghìn nhà vườn sử dụng WAO BOOM và cho kết quả ngoài mong đợi.
Giai đoạn ra hoa nuôi trái non là giai đoạn quyết định đến năng suất, chất lượng và kinh tế toàn mùa vụ. Nếu không chăm sóc và có các biện pháp hỗ trợ kịp thời thì đến cuối vụ số lượng quả thu hoạch ít, trái méo mó, sần sùi, vỏ dày, tép khô, vị nhạt,…
Bạn cần WAO BOOM hay cần tư vấn thêm?
-
Sản phẩm đang giảm giáWAO BOOM – Đặc trị vàng lá thối rễGiá gốc là: 1,045,000 ₫.995,000 ₫Giá hiện tại là: 995,000 ₫.