Biện pháp khắc phục tình trạng nứt cuống trái sầu riêng

Nứt cuống trái là tình trạng mà rất nhiều nhà vườn trồng sầu riêng gặp phải. Hiện tượng trái sầu riêng bị nứt dọc theo cuống có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào từ khi trái non đến khi trái chín. Vết nứt có thể nông hoặc sâu, khiến trái dễ bị rụng, chậm phát triển, sượng cơm. 

1. Nguyên nhân khiến trái sầu riêng bị nứt cuống

1.1. Bổ sung thiếu và mất cân đối dinh dưỡng 

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là tình trạng cung cấp dinh dưỡng thiếu cân đối. Đa phần chúng ta thường tập trung bón các loại dinh dưỡng đa lượng (NPK) cho cây mà không hoặc ít bón bổ sung các nhóm dinh dưỡng trung vi lượng hoặc bón ở dạng cây trồng khó hấp thu. 

Khi cây trồng bị mất cân đối dinh dưỡng, thừa đa lượng, thiếu trung vi lượng khiến cho các bó mạch dẫn của phần cuống phát triển mạnh, cùng với đó, cây thiếu các nguyên tố quan trọng như Canxi, Silic làm cho các tế bào cuống giảm tính liên kết, dễ tách rời nhau ra.

Trong các nguyên tố trung vi lượng thì Magie, Canxi, Boron, Silic là các nguyên tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc làm hạn chế hiện tượng nứt cuống, nứt gai, nứt trái. 

Canxi cực kỳ quan trọng

Đặc biệt, Canxi là nguyên tố dinh dưỡng tác động rất lớn đến sự phát triển của trái.

  • Canxi trong cây không thể di chuyển dễ dàng từ các bộ phận già sang lá non, hoa và quả non, do đó, trong thời kỳ ra hoa đậu quả non, Canxi thường bị thiếu hụt cục bộ ở những vị trí này. 
  • Canxi kết hợp với axit Pectinic tạo nên Pectat canxi có mặt ở lớp giữa của thành tế bào gắn chặt các tế bào với nhau tạo thành một khối làm cho cuống hoa, cuống quả trở nên bền vững hơn. Khi thiếu Canxi thì Pectat Canxi không được hình thành vì thế mà hoa, quả non  dễ bị rụng, nứt.
  • Khi quả chín, Pectat canxi bị phân hủy cho nên thịt quả mềm ra. Do đó Pectat canxi được xem như là chất kết dính giữa các tế bào với nhau khiến chúng trở nên bền vững hơn. 
  • Thiếu canxi, các tế bào tầng rời dễ dàng tách nhau ra gây nên hiện tượng rụng quả non sinh lý, nứt quả, nứt dọc cuống.
  • Khi thiếu Canxi và Silic gây nên hiện tượng tách tầng rời cuống gây nên hiện tượng rụng quả non sinh lý, nứt quả nứt cuống. 

Việc thiếu các dinh dưỡng trung vi lượng trong thời gian dài khiến cho trái bị nứt cuống, nứt gai, chậm phát triển, cơm sượng, cơm nhạt.

1.2. Rễ cây bị suy yếu, đất nhiễm nấm bệnh

Nguyên nhân thứ hai cực kỳ quan trọng mà các nhà vườn chưa thực sự quan tâm chính là việc đất trồng bị nhiễm nấm bệnh và bộ rễ cây bị suy yếu. 

Bộ rễ chính là bộ phận quan trọng nuôi dưỡng cây trồng phát triển. Khi rễ khỏe mạnh thì cây trồng mới khỏe mạnh, phát triển xanh tốt, đậu nhiều hoa trái. Ngược lại khi bộ rễ gặp vấn đề, các bộ phận khác trên cây cũng bị ảnh hưởng theo. Điển hình như tình trạng nứt cuống trái cũng xuất phát từ đây.

Khi đất trồng nhiễm nấm bệnh, đặc biệt là chủng nấm Phytophthora, một chủng nấm nguy hiểm trên cây sầu riêng. Chúng phát sinh phát triển trong đất và xâm nhập nhanh vào cây qua các vết thương hở. Gây nên tình trạng thối rễ, thối thân, thối trái,…

Dưới rễ, khi rễ bị thối, chức năng hút dinh dưỡng nuôi cây bị ngưng trệ, cây rối loạn trao đổi chất, dẫn đến tình trạng các bộ phận trên mặt đất bị thiếu hụt dinh dưỡng, khiến cuống nứt, trái rụng,…

2. Biện pháp khắc phục và phòng ngừa nứt cuống trái

2.1 Bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng

Giai đoạn này nhà vườn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây bao gồm cả đa trung và vi lượng.

Đặc biệt là các chất dinh dưỡng quan trọng như Ca, Bo, Si, Mg, Mn,…

Bà con sử dụng 2 loại phân bón cao cấp chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trong giai đoạn nuôi trái này là Phân bón lá A4Phân bón Sao đỏ.

Phân bón lá A4 cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng thiết yếu trong giai đoạn ra hoa, đậu quả. Hàm lượng Canxi Bo cao giúp cuống dai, mập cuống hạn chế hiện tượng nứt cuống, nứt gai, rụng trái. Giúp trái lớn nhanh, đồng đều, xanh gai, cơm dày. 

Phân bón Sao đỏ chứa đầy đủ các nguyên tố vi lượng quan trọng với cây như CaO, MgO, S, SiO2, Fe, Cu, Zn, Mn,…

Giúp trái đậu nhiều, chắc trái, nặng trái, tròn đều, gai nở, cuống to, dai cuống. Hạn chế thối trái, nứt trái. 

Thời điểm bổ sung:

Bà con nên bổ sung các chất dinh dưỡng này cho cây vào các thời điểm quan trọng như trước khi cây ra hoa, trước khi hoa nở và sau khi cây xổ nhụy đậu trái non.

2.2. Chăm sóc đất bảo vệ rễ

Rễ cây phát triển trong đất, lấy dinh dưỡng từ đất để nuôi cây, do đó nhà vườn cần quan tâm chăm sóc nền đất và nuôi dưỡng bộ rễ phát triển khỏe mạnh.

Trong đất thường tồn tại nhiều loại nấm khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho cây như Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia solani,… Để kiểm soát và tiêu diệt những chủng nấm này, nhà vườn cần bổ sung các chủng nấm có lợi vào đất như Chaetomium, Trichoderma, Paecilomyces Lilacinus, Saccharomyces cerevisiae, Actinomycetes, Bacillus subtilis,…

Bà con sử dụng ngay bộ giải pháp chăm sóc đất bảo vệ rễ WAO BOOM’S. Giúp tiêu diệt 99% các loại nấm khuẩn gây bệnh trong đất, cải tạo chất đất, cân bằng hệ vi sinh vật trong đất. Giúp dưỡng rễ, kích rễ, cây khỏe lá xanh, trái phát triển đều. 

Ngoài ra, bà con cần bổ sung các loại phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, để cỏ, lên mô tạo thông thoáng cho đất.

Để hạn chế tình trạng nứt cuống sầu riêng, nhà vườn bổ sung đầy đủ và cân đối các nhóm dinh dưỡng cho cây, đồng thời cần chăm sóc đất và bảo vệ bộ rễ của cây. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh