Biện pháp cải tạo đất chua bền vững với chi phí thấp từ WAO – Nông nghiệp thuận thiên.
Đất chua hay đất axit là tình trạng đất trồng bị thay đổi tính chất hóa học, cụ thể là trị số pH đất nằm dưới mức 6.0. Đất chua ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và sự phát triển ổn định của cây trồng. Độ pH đất quyết định đến sự có mặt của các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể hấp thụ được trong đất.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân làm đất chua, pH thấp
1.1 Đất chua do mưa nhiều, mất lớp phủ thực vật
Mặt đất không được che phủ, khi mưa xuống sẽ làm rửa trôi các chất dinh dưỡng dễ tan như các ion kim loại kiềm và kiềm thổ như K+, Na+, Mg2+, Ca2+,… làm đất chua. Bên cạnh đó, trong nước mưa có chứa rất nhiều đạm gốc NH3-, gốc đạm này khiến đất phải giải phóng ra nhiều ion H+ nên pH đất giảm nhanh.
1.2 Đất không được trả lại đầy đủ dinh dưỡng bị lấy đi
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng đã lấy đi một lượng lớn các chất kiềm trong đất như K+, Na+, Mg2+, Ca2+. Tuy nhiên, lượng chất kiềm bị mất đi này không được trả lại hoặc trả lại không đủ cho đất. Vì đa phần các tàn dư thực vật sau mùa vụ đều bị mang ra khỏi ruộng vườn, sau thời gian dài canh tác như vậy, đất dần hóa chua.
1.3 pH thấp do đất kém thoáng khí
Nếu đất trồng kém thoáng khí, các vi sinh vật phân giải hữu cơ trong điều kiện yếm khí sẽ sinh ra các acid hữu cơ. Các acid này có thể dễ dàng hòa tan Ca, Mg trong đất, làm đất giảm độ kiềm và hóa chua.
1.4 Đất chua do sử dụng phân bón hóa học quá mức
Đa phần các loại phân vô cơ tổng hợp đều có pH rất thấp, giao động trong khoảng từ 3 – 5. Cho nên khi được bón thường xuyên sẽ khiến pH đất thay đổi.
2. Biện pháp cải tạo đất chua, ổn định pH đất
2.1 Bón vôi
Vôi là loại vật chất dùng để nâng pH, giảm chua cho đất trồng phổ biến nhất. Một số loại vôi thường được nhà vườn sử dụng như bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO), vôi dolomite (CaMg(CO3)2). Tùy thuộc vào độ chua của đất mà nhà vườn lựa chọn loại vôi phù hợp. Khuyến cáo nhà vườn nên dùng vôi dolomite, vì bột đá dolomite vừa bổ sung canxi vừa bổ sung magiê cho đất lại không gây nóng cho cây.
Nhà vườn bổ sung vôi dolomite để nâng pH với lượng 1 tấn/ha.
Lưu ý khi bón vôi:
- Thời điểm bón vôi thích hợp nhất là sau thu hoạch và trước mùa mưa.
- Đối với những vùng đất sét nặng, ít chất hữu cơ không nên bón nhiều vôi vì sẽ khiến đất càng chai cứng.
- Khi bổ sung vôi vào đất sẽ tạo ra phản ứng hóa học sinh ra CaSO4 là chất thạch cao làm chai cứng đất và bó rễ.
- Vôi là một chất có khả năng sát khuẩn nên khi bón vôi vào đất sẽ tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi và có hại trong đất.
- Hầu hết các loại phân bón hóa học đều kỵ vôi, do đó không nên trộn chung phân và vôi khi bón.
- Đặc biệt không nên trộn vôi và acid humic với nhau vì khi kết hợp chúng sẽ tạo thành humat canxi không tan trong nước, cây không thể hấp thụ.
Việc bón vôi nâng pH là biện pháp mang tính tạm thời và không bền vững, pH sẽ tiếp tục giảm khi mưa nhiều. Do đó để duy trì độ pH ổn định, nhà vườn cần áp dụng đồng thời các biện pháp chăm sóc đất khác.
2.2 Bổ sung hữu cơ
Bổ sung hữu cơ cho đất chính là trả lại cho đất những chất kiềm đã bị cây trồng lấy đi.
Việc bổ sung hữu cơ cho đất sẽ giúp đất tơi xốp,màu mỡ, thoáng khí, tăng keo đất, giúp đất giữ nước, giữ dinh dưỡng tốt hơn, cải tạo tình trạng đất chua. Các kim loại kiềm và kiềm thổ được giữ lại trong đất không bị rửa trôi, pH đất không bị ảnh hưởng.
Đồng thời, việc bổ sung hữu cơ cho đất sẽ tăng cường sự hoạt động của các vi sinh vật đất, giúp phân giải các chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thu cũng như bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của nấm bệnh.
Nhà vườn bổ sung hữu cơ cho đất bằng các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân ủ từ rác nhà bếp,… hoặc bằng các vật liệu hữu cơ như xác bã thực vật, thân chuối, bèo, dã quỳ, cỏ lào,…
2.3 Nuôi dưỡng thảm cỏ che phủ
Thảm cỏ che phủ dưới tán cây giúp bảo vệ đất khỏi xói mòn rửa trôi. Các chất hữu cơ, dinh dưỡng và các ion kiềm ở tầng đất mặt không bị mất đi. Lớp cỏ che phủ giúp nước mưa thấm xuống đất sâu hơn, giữ ẩm tốt hơn, hạn chế bốc thoát hơi nước khi thời tiết nắng nóng. Bên cạnh đó, lượng mùn hữu cơ từ việc cắt tỉa cỏ sẽ giúp đất trồng càng tơi xốp, phì nhiêu, pH ổn định.
Các loại cỏ mà nhà vườn nên nuôi dưỡng để cải tạo đất chua là cỏ bản địa mọc tự nhiên trong vườn, ngoài ra có cỏ lạc dại, xuyến chi, thài lài,…
2.4 Hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV
Việc bón các loại phân bón hóa học, bón ít phân hữu cơ trong một thời gian dài sẽ gây chua đất. Do đó, nhà vườn nên ưu tiên bón các loại phân hữu cơ để vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa cải tạo đất, ổn định pH giúp đất không bị chua.
2.5 Bổ sung WAO BOOM
WAO BOOM là bộ giải pháp chăm sóc đất và bảo vệ cây trồng từ WAO. Trong WAO BOOM có chứa các thành phần như acid humic, amino acid, các chủng nấm đối kháng, nấm men kích rễ, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ,…
Tưới WAO BOOM vào đất giúp tăng cường keo đất, tăng cường quá trình trao đổi cation, ổn định pH đất, giúp cây hấp thu dễ dàng và nhanh chóng các khoáng chất nuôi cây. Đồng thời giúp đất trở nên mềm mịn, tơi xốp, giữ ẩm tốt. Ngoài ra, các chủng nấm khuẩn có lợi giúp đối kháng tiêu diệt nấm bệnh gây hại trong đất, bảo vệ cây trồng khỏe mạnh, hạn chế các bệnh như vàng lá thối rễ, nứt thân xì mủ, lở cổ rễ,…
Hy vọng những biện pháp cải tạo đất chua mà WAO chia sẻ ở trên sẽ hỗ trợ nhà vườn trong quá trình canh tác nông nghiệp.
>> Xem ngay: