Bật mí 4 thói quen canh tác ảnh hưởng tiêu cực đến pH đất trồng

pH đất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng của cây trồng. Nó là nhân tố quyết định đến sự hấp thu dinh dưỡng cho cây trồng phát triển. Nó quan trọng là vậy, tuy nhiên ngày nay chúng ta chỉ quan tâm đến năng suất mà không để ý đến đất. Dẫn đến độ pH đất ngày càng thay đổi tiêu cực, làm cho đất trồng bị suy thoái. Đây cũng là lí do vì sao càng canh tác cây càng suy và năng suất giảm. Vậy những thói quen canh tác hằng ngày của chúng ta có đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến pH đất hay không? Cùng WAO tìm hiểu nhé ! 

1. Không che phủ, không để c

Che phủ trong nông nghiệp rất quan trọng. Nó giúp bảo vệ đất khỏi xói mòn, cải thiện cấu trúc đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Ngày nay, hình thức che phủ phổ biến mà trong canh tác hữu cơ thường sử dụng là che phủ bằng vật liệu hữu cơ (rơm, rạ, cỏ, lá, cành khô…) hoặc để cỏ.

Khi đất không được che phủ, nước mưa và gió sẽ dễ dàng cuốn trôi các chất dinh dưỡng và khoáng chất trong đất. Mà các chất dinh dưỡng và khoáng chất có vai trò trung hoà độ axit nên khi bị rửa trôi sẽ làm độ pH đất giảm xuống.

Ngoài ra, khi đất không được che phủ, ánh nắng mặt trời sẽ chiếu trực tiếp xuống bề mặt đất, làm tăng nhiệt độ đất. Nhiệt độ cao cũng sẽ thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn phân hủy hữu cơ, dẫn đến sự tích tụ khí CO2 trong đất. Khí CO2 này sẽ hòa tan trong nước tạo thành axit cacbonic, làm giảm pH của đất.

Trồng cỏ Vetiver vừa chống xói mòn, vừa có thể cắt để che phủ

2. Sử dụng vôi không đúng cách

Vôi được biết đến là một chất có tính kiềm cao và có tác dụng làm tăng độ pH đất. Tuy nhiên, nếu sử dụng vôi không đúng cách, có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến độ pH. Cụ thể như sau:

Vôi có thể làm tăng độ pH của đất và nước một cách nhanh chóng. Nếu sử dụng vôi quá nhiều, có thể dẫn đến tình trạng độ pH tăng quá cao. Độ pH này có thể vượt quá mức cho phép của cây trồng. Gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của, dẫn đến tình trạng cây trồng còi cọc, sinh trưởng kém, thậm chí là chết.

Vôi có thể tiêu diệt một số VSV có lợi trong đất, như VSV cố định đạm, VSV phân giải hữu cơ,… Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Để cỏ kết hợp che phủ là việc không thể bỏ qua trong canh tác thuận tự nhiên

3. Sử dụng nhiều phân bón hoá học và thuốc bvtv 

Phân bón vô cơ thường có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cây trồng phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, phân bón vô cơ cũng có thể gây ảnh hưởng đến pH của đất. Đây là lí do lí giải cho hiện thực tại sao đất nông nghiệp của chúng ta ngày càng bị thoái hoá, cây trồng càng ngày càng suy kiệt, năng suất giảm. Mặc dù chúng ta rất đầu tư vào phân bón vô cơ.

Nguyên nhân là do bón nhiều phân bón vô cơ làm thay đổi pH đất một cách đột ngột. Đặc biệt là các loại phân bón chứa gốc axit hoặc kiềm mạnh. Nó khiến độ pH của đất thay đổi một cách bất ngờ.

Thực trạng phun xịt diễn ra khắp nơi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến pH đất
Thực trạng phun xịt diễn ra khắp nơi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến pH đất

Thuốc bảo vệ thực vật cũng vậy, tuy nó là các loại hóa chất được sử dụng để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Tuy nhiên tác động tiêu cức đến pH của đất theo hai cách:

  • Trực tiếp: Một số loại thuốc bảo vệ thực vật có tính axit hoặc kiềm. Khi sử dụng các loại thuốc này, chúng có thể làm thay đổi pH của đất.
  • Gián tiếp: Một số loại thuốc bảo vệ thực vật có thể làm thay đổi thành phần vi sinh vật trong đất. Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ pH của đất. Khi thành phần vi sinh vật trong đất bị thay đổi, pH của đất cũng có thể bị thay đổi.

4. Ít bổ sung hữu cơ ảnh hưởng tiêu cực đến pH đất

Hoạt động bón phân hữu cơ có tác động tích cực đến độ pH đất. Phân hữu cơ có chứa các chất hữu cơ, có tác dụng trung hòa axit, làm tăng độ pH đất. Cụ thể, các chất hữu cơ trong phân hữu cơ có thể liên kết với các ion kim loại kiềm hoặc kiềm thổ, làm giảm độ hoạt động của các ion này, từ đó làm tăng độ pH đất.

Ngược lại, hành vi ít bón phân hữu cơ có thể dẫn đến tình trạng độ pH đất giảm xuống. Lý do là trong quá trình canh tác, đất sẽ bị mất đi một lượng chất hữu cơ nhất định. Khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất giảm xuống, khả năng trung hòa axit của đất cũng giảm theo. Từ đó dẫn đến tình trạng độ pH đất giảm xuống.

Có thể bổ sung hữu cơ bằng phân chuồng, phân xanh, rơm rạ, cành khô hoặc NPK hữu cơ Hàn Quốc…

Trên đây là 5 thói quen mà các nhà vườn chúng ta thường xuyên gặp phải gây ảnh hưởng tiêu cực đến pH đất. Chúng ta nên lưu ý để có thể cải thiện trong quá trình chăm sóc. 

THAM GIA KHOÁ HỌC ” HỒI SINH SỰ SỐNG CHO ĐẤT” ĐỂ HIỂU THÊM VỀ PH ĐẤT:

    Xem thêm:

    4 lý do khiến chúng ta cần duy trì pH đất từ 5,5 – 7

    5 yếu tố ảnh hưởng đến pH đất

    5 bước đơn giản để cải tạo đất vườn trồng cây ăn trái

    Tham gia ngay:


      Danh mục: ,