Bạn có biết 20% dân số thế giới nắm đến 80% tổng khối lượng tài sản của toàn xã hội.
Nhóm 20% người tiêu dùng có thu nhập cao thường lựa chọn nông sản ở những chuỗi cửa hàng chất lượng cao, chuỗi siêu thị lớn. Trong khi nhóm 80% có thu nhập thấp lại chủ yếu mua nông sản ở chợ dân sinh, sạp hoa quả, vỉa hè.
Nhóm tiêu dùng có thu nhập cao đòi hỏi nông sản phải có chứng nhận an toàn, tươi ngon, giàu dinh dưỡng. Nhóm này luôn sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua được những nông sản chất lượng cao, mang hương vị tự nhiên. Nhóm tiêu dùng có thu nhập thấp lại ít quan tâm hơn đến chất lượng nông sản.
Khi xã hội có biến động, cụ thể là trong giai đoạn dịch bệnh xảy ra, nhóm tiêu dùng có thu nhập thấp thường tiêu thụ nông sản ít hơn bởi nhóm này sẽ chỉ chi tiền cho những nhu yếu phẩm cần thiết. Ngược lại, nhóm tiêu dùng có thu nhập cao lại tăng tuần suất sử dụng nông sản chất lượng để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bạn là một người sản xuất nông sản, vậy nông sản của bạn đang phục vụ cho nhóm tiêu dùng nào? Bạn đang chú trọng vào sản lượng hay chất lượng?
Hiện nay 90% người sản xuất nông sản đang tập trung vào sản lượng, ít chú trọng đến các chỉ số an toàn, dinh dưỡng của sản phẩm. Những thời điểm nông sản được giá cao, nhiều nhà vườn còn sử dụng các chất kích thích để đạt được năng suất tối đa trong thời gian ngắn. Bất chấp việc nông sản tạo ra có chất lượng thấp, tồn dư hóa chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.
Những năm gần đây, từ khóa ‘rau quả rỗng’ được người ta nhắc đến nhiều hơn. Nếu như trước đây, chúng ta chỉ cần ăn một quả táo là đã cung cấp đủ vitamin cho cơ thể trong một ngày, thì hiện tại chúng ta phải cần đến 5, 10 thậm chí là 20 quả táo mới đáp ứng đủ nhu cầu vitamin trong một ngày cho cơ thể.
Thực trạng rau quả ngày càng ít dinh dưỡng tăng lên khi các loại hóa chất nông nghiệp được sử dụng nhiều hơn. Rau quả trở nên ‘rỗng’ khi hàm lượng dinh dưỡng, các vitamin, dưỡng chất tốt cho sức khỏe có trong nó bị giảm sút và mất đi.
Một thế hệ tương lai sẽ phải sử dụng những loại nông sản ‘rỗng’, ‘suy dinh dưỡng’, tồn dư hóa chất, tiềm ẩn nguy cơ mắc các loại bệnh hiểm nghèo nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì phương thức canh tác cũ, không chú trọng đến mức độ an toàn và giá trị dinh dưỡng thực trong từng sản phẩm.
Khi đời sống xã hội được nâng cao, nhu cầu của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi theo đó. Người ta không còn mua nông sản thực phẩm để lấp đầy khoảng trống của dạ dày, người ta mua nông sản để thưởng thức, để nâng cao sức khỏe.
Ở thời điểm hiện tại và tương lai sắp tới nhu cầu tiêu dùng nông sản chất lượng cao của người Việt là rất lớn, nhưng hiện nay nông sản trong nước chưa đáp ứng đủ yêu cầu khiến các mặt hàng nông sản, đặc biệt là trái cây nhập ngoại đang chiếm ưu thế trong các chuỗi cửa hàng chất lượng cao, chuỗi siêu thị lớn. Theo khảo sát cho thấy có tới 80% lượng trái cây trong các siêu thị, cửa hàng chất lượng cao là hàng ngoại nhập. Trong khi nông sản trái cây nội địa lại bày bán vỉa hè và chờ giải cứu.
Cánh cửa xuất khẩu nông sản tiềm năng của nước ta cũng đang bị cản trở bởi vấn đề chất lượng. Chỉ có 5% nông sản của nước ta đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.
Vậy, thay vì tập trung vào số lượng, tại sao chúng ta không tập trung vào chất lượng nông sản để người tiêu dùng được thưởng thức nông sản nội địa chất lượng cao, thế hệ tương lai được nuôi dưỡng bởi nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và mở rộng cánh cửa xuất khẩu ra thị trường quốc tế, để đến một ngày tất cả mọi người trên thế giới đều được thưởng thức nông sản của Việt Nam?
Để tạo ra nông sản chất lượng cao thì chúng ta cần làm gì?
Bước 1: Đồng hành cùng WAO trong hành trình xây dựng 1.000.000 ha vùng sản xuất nông sản chất lượng cao.
Bước 2: Chuyển đổi phương thức canh tác theo quy trình WAO nông nghiệp thuận thiên.
Bước 3: Xây dựng thương hiệu nông sản chất lượng cao.
Khi đồng hành cùng WAO, bạn sẽ được:
- Được đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật xuyên suốt trong 3 năm.
- Được mua sắm vật tư nông nghiệp với giá nhà phân phối.
- Được WAO FOODs bao tiêu đầu ra khi nông sản đạt chất lượng theo yêu cầu.
Để đảm bảo khả năng tiêu thụ tốt nhất, trong giai đoạn đầu WAO ưu tiên:
- Các nhà vườn trồng cây ăn trái, đặc biệt là đặc sản địa phương.
- Những người làm vườn trực tiếp, thật sự mong muốn canh tác theo hướng WAO nông nghiệp thuận thiên.
- Chú trọng vào chất lượng nông sản trong giai đoạn đầu.
- Diện tích làm vườn từ 1 – 5ha (mỗi tỉnh kết nối 100ha).
ĐỒNG HÀNH CÙNG WAO XÂY DỰNG NÊN 1.000.000 ha VÙNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN CHẤT LƯỢNG CAO
Bạn cần phải biết: