Bạch đàn liệu có phải là một kẻ xấu trong vườn?

Bị buộc tội gây ra hỏa hoạn, suy thoái đất và làm khô suối, bạch đàn là một nhân vật phản diện phổ biến. Nhưng vấn đề không phải là bạch đàn. Tất cả những tác động tiêu cực này là hậu quả của cách chúng ta trồng nó.

Những lý do tại sao chúng tôi thích bạch đàn không quá khác biệt với những người trong ngành lâm nghiệp. Đây là một loại cây phát triển nhanh, chịu được các điều kiện đất bất lợi, không cần chăm sóc nhiều và dĩ nhiên, tạo ra rất nhiều sinh khối. Đối với ngành công nghiệp, sinh khối này trở thành giấy, bao bì, đồ nội thất, nhà ở, hàng rào, bút chì, và đối với chúng tôi, nó trở thành phân bón,nguồn gỗ và các thông tin sinh hóa.

Bạch đàn có sự trao đổi chất nhanh chóng, nó là một cái máy quang hợp rất hiệu quả. Điều đó có nghĩa là rất nhiều carbon lơ lửng ngoài không khí được thu nạp và quản lý tốt, điều đó tăng việc cải thiện độ phì nhiêu của đất, không phải điều ngược lại.

Trồng độc canh bạch đàn là nguyên nhân chính khiến hệ sinh thái xuống cấp

Việc trồng và quản lý các cây bạch đàn đơn lẻ (trồng độc canh) làm cho hệ sinh thái xuống cấp và suy thoái dần. Đây không phải là lỗi của nó mà là do hệ thống sản xuất của chúng ta tạo ra các vấn đề này. Bất kỳ loài nào khác được trồng trong cùng điều kiện độc canh này cũng sẽ tạo các tác động gây hại tương tự và chẳng khác gì một sa mạc xanh.

Trồng độc canh bạch đàn hay các loài khác với mật độ cao và các cây chỉ tập trung duy nhất ở cùng một tầng cao (tầng tán), và với ít thảm thực vật khác bên dưới hoặc, thậm chí tệ hơn là không có thảm thực vật nào – cộng thêm việc lạm dụng hóa chất diệt cỏ liên tiếp trong điều kiện độc canh thông thường này sẽ dẫn đến làm suy thoái đất và làm khô hạn môi trường xung quanh khiến nó dễ bị hỏa hoạn.

Trồng độc canh bạch đàn hay bất kỳ cây trồng nào đều ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Hình thức dọn dẹp theo tự nhiên

Khi những cây phát triển rất chậm của một khu rừng đạt đến độ nhất định và bắt đầu phủ tán, đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống đang cần chuẩn bị cho việc cắt tỉa. Ở giai đoạn này, sự giảm tỷ lệ ánh sáng ở tầng dưới dẫn đến chúng giảm mật độ. Việc ít có thảm thực vật đa dạng tầng tán trong rừng có nghĩa là việc sản xuất sinh khối sẽ ít hơn và do đó, đất ít được bảo vệ.

Điều này cho phép sự xâm nhập của gió khô và dẫn đến loại bỏ độ ẩm của đất, làm tăng nhiệt độ và gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong các tương tác nhiệt động bên trong hệ sinh thái. Đất sẽ ấm hơn nước mưa, và ngăn nước chảy qua, khi đó nó làm đất mất độ ẩm, làm tăng độ nén và suy thoái. Những điều kiện này tạo ra một môi trường lý tưởng cho các loại dây leo khác nhau. Chúng lớn và leo lên các cây cao và đan chúng lại với nhau. Khi một cây già ngã, những cây khác cũng ngã theo. Đây là cách giải phóng mặt bằng xảy ra trong tự nhiên.

Sự sao chép

Sự độc canh bạch đàn là tạo ra một hình thức mô phỏng và điều kiện tương tự giai đoạn già cỗi của một khu rừng, đó là khoảnh khắc cuối cùng của nó trước khi sụp đổ.

Sự khác biệt trong các chu kỳ tự nhiên là quá trình kết thúc này đều được liên kết với các tái tạo mới, và luôn luôn có sự gia tăng về mật độ và sự phức tạp. Trong lúc bắt đầu chu kỳ mới này và kết thúc một chu kỳ cũ, sự cân bằng năng lượng của việc phá hủy là tích cực. Điều đó làm gia tăng vốn tự nhiên (tăng đa dạng loài).

Khi các tầng được làm giảm mật độ của nó, đều đó không mất dự trữ di truyền. Ngược lại, khi ta làm điều đó, toàn bộ ngân hàng hạt giống ngay lập tức được kích hoạt để bắt đầu một chu kỳ mới, cùng với các giống mới do các nhà phân tán (chim, thú…) mang đến. Rừng không chỉ tạo ra các điều kiện vật lý thân thiện với cuộc sống của nó mà còn biến đổi sinh khối tích lũy trong chu kỳ hiện tại thành một khoản đầu tư cho thế hệ kế tiếp, cũng như mức độ phức tạp tăng theo cấp số nhân. Không phải ngẫu nhiên, mà khả năng sinh sản tăng lên trong bất kỳ hệ sinh thái tự nhiên nào khi không có sự can thiệp của con người.

Chiến thuật sắp xếp

Tất cả các tác động tiêu cực do bạch đàn sẽ không xảy ra nếu nó được trồng trong quần thể với các loài cây khác. 

Trong các hệ thống phân tầng và đa dạng sinh học – với các tầng chiếm các dải mức ánh sáng khác nhau, các hiệu ứng nhiệt động đảm bảo các vùng tiểu khí hậu thuận lợi cho các tầng sống.

bạch đàn sẽ không dẫn đến những tác động tiêu cực nếu được trồng trong quần thể

Ví dụ:

Thiết kế mà Ernst thực hiện tại Toca Farm có cỏ guinea (cỏ sả) bên dưới, cây ăn quả ở tầng giữa và bạch đàn làm tầng che phía trên. Người ta sẽ mong đợi một kết quả thảm hại khi kết hợp hai tay chơi gây khô hạn nổi tiếng trong cùng một khu vực không có hệ thống tưới tiêu, chẳng hạn như bạch đàn và chuối. Tuy nhiên hệ thống này đã sống sót qua cuộc khủng hoảng nước nổi tiếng của bang São Paulo vào năm 2014 mà không có nhiều thiệt hại. Vào lúc cao điểm của hạn hán, chúng tôi đã chứng kiến những cây chuối với những chiếc lá to và mọng nước, điều đó cho thấy không có dấu hiệu căng thẳng và rắc rối. 

Sự phân tầng có tổ chức các tầng cây theo chiều dọc đã hoạt động như một trạm nước trung chuyển nước tự nhiên hiệu quả. Do đó, cụm từ mà Ernst Götsch hay dùng nổi tiếng là:

“Nước có thể được trồng. Đây không phải vì nơi nào có nước, nơi đó có sự sống. Nhưng ngược lại. Như Gotsch tuyên bố, nơi nào có sự sống, nơi đó có nước.”

Sự cung cấp nước thật sự

Viktor Schauberger đã nghiên cứu rằng trong rừng tự nhiên, nhiệt độ đất thường lạnh hơn vài độ so với nước mưa địa phương. Điều đó có nghĩa là ngoài cơn mưa tự nhiên rơi xuống mặt đất bằng trọng lực, thì cũng đúng là đất cũng cần uống nước bằng cách hút. Đó là, sự xâm nhập (hút nước) cũng xảy ra bởi sự khác biệt về nhiệt độ (nó chảy từ nóng sang lạnh) và sự quang hợp trong các tầng cây khác nhau cũng góp phần vào điều đó.

Một tầng đất liên tục được bao phủ bởi kết hợp với các tầng cây thấp dày đặc hơn với sự phân tầng giảm dần trong các cây cao hơn cho phép sự chồng chéo đan xen của các dải bắt ánh sáng. Đó chưa phải là tất cả. Quang hợp cũng là một quá trình nhiệt nội (thay vì phát ra nhiệt, nó làm mát môi trường). Do đó, các lớp nhiệt động dần dần hoạt động đan xen (mưa, nhiệt độ đất, độ che tán,quang hợp…), theo Götsch và Schauberger, như là một sự ngưng tụ sinh học, đa dạng tầng cây làm tăng khả năng bơm nước thông qua các quá trình nhiệt động.

Bạch đàn giúp phục hồi hệ sinh thái tự nhiên

Việc đa dạng các loài khác nhau trong các tầng sẽ rất tốt. Nhưng đó vẫn chưa đủ. Các loài thực vật của các giai đoạn kế tiếp khác nhau cần phải được đan xen nhau như sau:

Theo phân loại của Ernst, cây bạch đàn là một cây tầng cao, nó được hình thành trong giai đoạn đầu của rừng thứ sinh (giai đoạn tiên phong) và có khả năng chuyển sang giai đoạn phát triển ưu thế nếu không có cây khác thay thế nó. Đây là một loại cây phát triển nhanh và có thể sống lâu, đi cùng với rừng cho đến khi trưởng thành.

Ví dụ:

Trong trang trại của chúng tôi ở Rio de Janeiro, Ernst đã trồng bạch đàn và Centrolobium tomentosum (một loại họ đậu), cả hai đều cùng xuất hiện. Cây thứ nhất, phát triển nhanh, đã giúp cây thứ hai phát triển theo. Nếu chúng tôi trồng cây Centrolobium tomentosum ngay từ đầu, cây con sẽ không sống sót sau khi phơi nắng.

Cây bạch đàn đã thúc đẩy sự tăng trưởng của cây Centrolobium tomentosum là do nhờ vào bóng râm, sinh khối và thông tin sinh hóa của nó. Được cắt tỉa hai lần một năm, bạch đàn lan truyền các enzyme và hormone tăng trưởng đến các cây xung quanh, cũng như cung cấp chất dinh dưỡng và bảo vệ dất với sinh khối của nó (có thể được cắt nhỏ – hoặc không – và được bổ sung, sắp xếp dưới các tầng cây). 

Bạch đàn là một đồng minh tuyệt vời

Và thế là không còn nghi ngờ gì nữa, một loài cây kỳ lạ và đáng ghét đã giúp thiết lập một hệ thống cây bản địa đòi hỏi sự phức tạp khắt khe hơn. Thay vì bạch đàn, chúng ta có thể đã sử dụng những cây tiên phong khác, ví dụ, Schizolobium parahyba (cây họ đậu), hay Trema micrantha (cây gạch). Chúng tôi không đặc biệt ưu tiên với loài này hay loài khác, nhưng sẽ sắp xếp và phân bố tầng thực vật theo không gian và thời gian khác nhau. Thế là cũng như nhờ các đặc điểm của nó, bạch đàn có thể là một đồng minh tuyệt vời trong việc phục hồi các khu vực sinh thái đã bị suy thoái.

Vì vậy, ở đây, như một lời mời: hãy để chúng ta cùng thực hiện các bài kiểm tra của riêng mình và kể lại câu chuyện từ những trải nghiệm thực tế của chúng ta, sẽ không có các cây anh hùng , nhưng cũng không có cây tế thần (phản diện). Bằng cách tập trung sự thất vọng của chúng ta vào cây bạch đàn và dựa trên các nguyên tắc không hợp lý khi chúng ta trồng nó, chúng ta mất cơ hội xác định nguồn gốc thực sự của các vấn đề và cuối cùng thực sự chúng ta có rất ít cơ hội để giải quyết nó.

Nguồn: Lifeinsyntropy – người dịch Đoàn Minh Nhân VietNam Syntropic AgroForestry – Nông Lâm Việt Nam

Tham khảo các vấn đề mà cây trồng thường gặp phải và cách xử lý tại website này: https://sinhhocvietnam.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh