7 yếu tố tạo nên kết cấu và độ thoáng khí cho đất

Đất trồng nếu có kết cấu tốt sẽ gia tăng khả năng giữ nước và thoát nước. Duy trì độ ẩm phù hợp cho sự sinh trưởng của cây trồng cũng như các loài sinh vật sống trong đất. Khi đất có kết cấu tốt, tơi xốp do các hạt kết viên bền vững tạo nên thì các quá trình chuyển hóa vật chất trong đất xảy ra mạnh, rễ cây phát triển thuận lợi, chế độ nước, nhiệt và không khí được lưu thông cân bằng, sinh vật đất phát triển và làm đất khỏe.

1. Hợp chất mùn tạo nên kết cấu đất

Mùn là yếu tố đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành kết cấu đất. Hợp chất mùn là những keo hữu cơ đặc trưng trong đất, có khả năng tạo thành màng bọc quanh các hạt đất, chúng có thể gắn các hạt đất vô cơ lại với nhau. Mùn gồm các chất hữu cơ do vi sinh vật phân hủy tạo thành, mùn biến mất khi bị khoáng hóa. Mùn không thể còn mãi trong đất. Bởi vậy, nếu ta ngừng cung cấp chất hữu cơ thì kết cấu đất sẽ bị xuống cấp, thoái hóa.

Đất có kết cấu tốt là đất giàu mùn

2. Giun đất giúp kết cấu đất tơi xốp

Hoạt động của vi sinh vật giúp tiết ra các chất có thể gắn chặt các hạt đất lại với nhau. Phân giun là một điển hình của những hạt kết đất tốt. Phân giun chứa khoảng 2% mùn và rất nhiều dinh dưỡng như N, P, K, Ca, Mg,… Chính vì thế mà giun đất được ví như “anh thợ cày cần mẫn” . Ngoài ra một số sinh vật khác như chuột, dế, mối có tác dụng đào bới làm đất tơi xốp và có kết cấu.

giun đất là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên kết cấu đất tơi xốp, giàu mùn

3. Keo sét tạo nên kết cấu

Theo cơ chế trung hòa về điện, bản thân các hạt sét có thể tạo ra được kết cấu và khi mất đi nước chúng có khả năng tạo ra kết cấu tảng do nứt nẻ. Khi trong đất có nhiều mùn thì sét sẽ tạo ra các hạt kết viên rất tốt.

4. Sắt và nhôm tạo kết cấu

Khi sắt 3 và nhôm ở trạng thái kết hợp với sét và mùn sẽ tạo ra phức hệ bền vững ngay cả trong môi trường chua. Bản thân sắt hòa tan (Fe2+) di chuyển đến khe hở giữa các hạt kết, khi nước bị mất gắn các hạt đất lại với nhau. Đất đỏ vàng có nhiều sắt, nhôm nên tạo cho đất có kết cấu tốt và bền.

5. Canxi

Canxi đóng vai trò là cầu nối kết nối các keo vô cơ và hữu cơ tạo ra kết cấu. Ngoài ra canxi còn kết hợp với mùn (Ca Humate) tạo ra màng bao bọc xung quanh hạt đất, có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp mùn bền hơn và khó bị rửa trôi.

6. Vi sinh vật trong đất

Tác động gián tiếp: Hoạt động của vi sinh vật nhất là nhóm vi sinh vật hiếu khí hình thành một phần của mùn là acid humic. Các muối của acid humic tác dụng với các ion Calci tạo thành một chất dẻo gắn kết các hạt đất lại với nhau.

Tác động trực tiếp: Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ, nấm mốc, xạ khuẩn phát triển một hệ khuẩn ty khá lớn trong đất. Khi các vi sinh vật này chết đi, vi khuẩn phân hủy chúng tạo thành các chất dẻo có khả năng kết dính các hạt đất lại với nhau.

Bản thân vi khuẩn khi chết đi cũng tự phân hủy tạo thành các chất kết dính. Lớp vỏ và màng nhầy quanh các vi khuẩn cũng tham gia vào việc kết dính các hạt đất.

7. Chế độ nước

Chế độ nước tưới, phương pháp tưới nước khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến kết cấu đất, làm cho đất xấu đi (mất kết cấu) hoặc làm cho kết cấu đất trở nên tơi xốp hơn. Do đó cần lựa chọn phương pháp tưới phù hợp, đồng thời tìm giải pháp giảm thiểu tác hại của mưa, do xói mòn gây nên.

Một số biện pháp tưới có thể tham khảo cho vườn cây ăn trái đó là: Tưới phun từ mặt đất lên tán cây bằng máy bơm, tưới nhỏ giọt, tưới ngầm qua các ống đặt sẵn dưới lòng đất, tưới theo rãnh đã thiết kế sẵn giữa các hàng cây,…

chế độ nước có tác động lớn đến kết cấu đất

8. Biện pháp canh tác

Làm đất, xới xáo, làm cỏ, bón phân đều có tác động đến kết cấu đất (tốt hay xấu tùy vào phương thức làm đất).

Xem thêm bài viết ? So sánh đất tốt, đất xấu và cách để cải tạo đất tốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh