Làm bông là bước đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của cả mùa vụ. Chỉ cần sai sót sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như ra hoa ít, không đồng đều, rụng bông, rụng trái non hàng loạt… Dưới đây là một số những sai lầm của bà con khi làm bông sầu riêng, mời bà con tham khảo:
Nội dung bài viết
1. Làm bông không đúng thời điểm
Thời điểm làm bông là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trái. Khi thời tiết chuyển mùa khô, bắt buộc chúng ta phải quan sát bộ lá để vào lân cho đúng. Thời điểm thích hợp để bón lân tạo mầm là khi cơi lá làm bông đã mở 2-3 lá. Lúc này, lá đã già, đã tích lũy đủ dinh dưỡng để nuôi mầm hoa.
Tuy nhiên, một số bà con thường sai lầm khi làm bông sầu riêng là bón lân sớm, cơi lá làm bông vừa mở 1-2 lá. Khiến lá không phát triển đầy đủ, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Mặt khác, nếu bón lân sớm, cây sẽ ra hoa sớm hơn dự kiến, dẫn đến ra hoa không đồng loạt. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc sau này.
2. Tạo mầm không đủ
Siết nước là một biện pháp kỹ thuật nhằm tạo ra điều kiện khô hạn cho cây sầu riêng, từ đó kích thích cây phân hóa mầm hoa. Thời gian siết nước cần đủ 15 – 20 ngày để đảm bảo cây có đủ thời gian để phân hóa mầm hoa, ra hoa đồng loạt và tập trung.
Nếu siết nước không đủ ngày, cây sầu riêng sẽ không kịp phân hóa mầm hoa, ra hoa ít. Ngoài ra, siết nước không đủ ngày cũng có thể dẫn đến một số vấn đề khác như mầm hoa đi vào trạng thái ngủ, không phát triển thành hoa.
3. Sai lầm khi cắt tỉa cành bơi trong làm bông sầu riêng
Đối với giai đoạn cắt tỉa cành bơi, một số bà con thường cắt tỉa trước khi phun tạo mầm. WAO khuyên bà con nên cắt tỉa cành bơi sau khi đã phun tạo mầm. Các cành bơi giúp hấp thu dinh dưỡng cho cành mang quả khi chúng ta xịt tạo mầm tốt hơn. Đợi sau khi phun tạo mầm lần cuối khoảng 1 tuần, lá cành bơi đã già thì chúng ta tiến hành cắt tỉa.
Lưu ý cắt tỉa cần được diễn ra đồng loạt trong 1 ngày. Cần cắt tỉa sát, cách mầm ngủ 1-3cm và cắt vào những ngày nắng ráo. Điều này giúp kích thích mầm hoa ra đều, đồng loạt, thuận lợi cho quá trình chăm sóc và thu hoạch sau này.
4. Sai lầm khi bảo vệ cơi đọt trong làm bông sầu riêng
Thông thường, nhiều bà con chưa được chủ động trong việc bảo vệ cơi đọt dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Bộ lá của sầu riêng có vai trò hết sức quan trọng. Chỉ khi cơi đọt khoẻ mạnh, cây mới có đủ dinh dưỡng để sẵn sàng cho quá trình làm bông, nuôi trái.
Khi cơi đọt yếu, bị côn trùng, nấm bệnh tấn công thì khả năng thất bại rất lớn.
Cơi đọt nào cũng rất quan trọng. Vì thế chúng ta cần chủ động thăm vườn thường xuyên và phòng trừ sâu, rầy, nhện đỏ, nấm bệnh…
Lưu ý:
Sử dụng những sản phẩm sinh học để phòng trừ côn trùng, nấm bệnh bảo vệ cơi đọt tránh làm cháy lá, hư lá, rụng bông. Bà con có thể tham khảo chế phẩm WAO M19, WAO AKA, WAO B52 để phun xịt cho cây…
5. Dinh dưỡng nuôi bông
Trước khi xổ nhuỵ, cây cần đủ nước và dinh dưỡng để nuôi bông. Sai lầm lớn khi làm bông sầu riêng của bà con trong giai đoạn nuôi bông là bón không đủ và không đúng dinh dưỡng khiến rụng bông, rụng trái non hàng loạt. Vì thế, chúng ta cần bón phân cho cây đúng thời điểm, cân đối và đúng cách.
- Sau khi siết nước 15-20 ngày, bà con nên tưới WAO BOOMs. Giúp phục hồi bộ rễ bị tổn thương sau quá trình dài siết nước. Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, ổn định pH đất.
- Sau khi mắt cua dài 1-3cm, nên phun Amino A4 phía trên cây nhằm kéo cơi nhanh, đồng loạt. Đồng bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng bởi thời điểm này cây rất cần dinh dưỡng trung vi lượng. Giúp bông đều, khoẻ và tăng khả năng đậu trái.
- Giai đoạn này, ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ,vi sinh. Hạn chế sử dụng phân bón hoá học, đặc biệt là những dòng dinh dưỡng có hàm lượng đạm cao. Bởi đây là thời điểm nhạy cảm, dễ khiến cây bị ngộ độc, cháy lá, gây rụng bông, rụng trái…
Trên đây là 5 sai lầm bà con thường gặp phải khi làm bông sầu riêng. Hi vọng mọi người có thể tham khảo để chăm sóc sầu riêng giai đoạn làm bông một cách chính xác và phù hơn !
Nếu có gì thắc mắc, vui lòng để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn!