5 cách vượt khó trong canh tác thuận tự nhiên
Canh tác thuận tự nhiên có thách thức ban đầu là không nhỏ. Muốn chuyển từ canh tác hóa học sang canh tác tự nhiên không hóa chất sẽ rất nhiều khó khăn. Nhưng với thành quả là những trái cây ngon ngọt với giá bán cao thì rất đáng để để chúng ta theo đuổi đúng không nào? Sau đây là 5 cách vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình chuyển đổi.
Nội dung bài viết
1. Nuôi cỏ giữ ẩm gia tăng sức khỏe đất
Khi nuôi cỏ, ban đầu đất sẽ mất rất nhiều dinh dưỡng. Để có thể cân bằng được cần bón thêm phân vào đất trong 6 tháng đầu. NPK khi bón vào đất một phần sẽ bay hơi, tiếp đó vi sinh vật sẽ sử dụng, rồi đến cỏ sau đó mới đến cây trồng nên vấn đề dinh dưỡng phải cân đối thường xuyên.
Cần bón phân cho cỏ trong 5 – 6 tháng đầu. Khi cỏ đủ tốt nên cắt cỏ để trả lại phân xanh cho đất. Phân xanh sẽ giúp đất có độ ẩm thích hợp, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển. Sau khi lớp phân xanh này đủ dày (6 – 12 tháng) có thể ngừng bón NPK và chỉ bón hữu cơ.
2. Xác định lượng phân hữu cơ nuôi đủ hệ sinh thái vườn
Sau khi có cỏ, có thảm phân xanh và có nhiều vi sinh vật trong đất. Mỗi năm cây ăn trái kinh doanh cần thêm 50 – 70kg phân chuồng, 3 – 5kg phân gà/tháng. Phân chuồng giúp cải tạo đất, cung cấp hữu cơ cho vi sinh vật. Phân gà giúp đảm bảo lượng dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây. Có thể thay thế một phần phân gà bằng phân trùn quế, bột đậu tương,…
3. Bón hữu cơ đúng để cải tạo đất nhanh hơn
Phân hữu cơ cải tạo đất chủ yếu là phân chuồng hoai mục. Bón phân chuồng đúng cách có tác dụng cải tạo cấu trúc đất bề mặt một cách nhanh chóng. Khuấy trộn sau khi bón sẽ giúp gia tăng tốc độ cải tạo đất lên nhiều lần.
Phương pháp khuấy trộn khá đơn giản. Chỉ cần cuốc trộn 5 – 10cm lớp đất mặt quanh tán cây với phân chuồng. Tránh không cuốc rãnh bón tập trung sẽ làm mất đi tác dụng cải tạo đất của phân chuồng.
4. Kiểm soát môi trường đất phòng thối rễ
Môi trường đất đối với canh tác hữu cơ, canh tác thuận tự nhiên rất quan trọng. Độ ẩm, lượng mùn, không khí và pH đất quyết định đến sự phát triển của các vi sinh vật trong đất.
Để có thể kiểm soát được môi trường đất chúng ta phải sử dụng vôi đúng cách để cân bằng pH, bổ sung vi sinh vật có lợi để kiểm soát nấm bệnh và tuyến trùng,…
5. Quản lý sâu hại, công trùng
Bước đầu khi chuyển đổi, việc quản lý sâu hại khá khó khăn vì hệ sinh thái chưa được cân bằng. Trong khoảng 1 – 2 năm đầu để tiêu diệt sâu, côn trùng gây hại chúng ta có thể sử dụng các loại chế phẩm vi sinh, nấm ký sinh, thảo mộc,…
Ngoài ra việc đặt bẫy hay chủ động bắt các loài bướm đẻ trứng vào các đêm 15 và 30 hàng tháng cũng giúp hạn chế được sâu hại rất nhiều. Cứ như vậy sau 2 năm, khi hệ sinh thái vườn đã ổn định các loài thiên địch sẽ lo việc này.
Xem thêm về: Cách cải tạo đất
Danh mục: Kỹ thuật canh tác
BÌNH LUẬN
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
-
MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh
180,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
WAO BOOM – Đặc trị vàng lá thối rễ
1,045,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh
215,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
WAO Detox – Phòng chống ngộ độc hữu cơ
265,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả
540,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng