Đất sống và được cấu thành từ nhiều thành phần, bao gồm các hạt khoáng chất, nước, hữu cơ, không khí và vi sinh vật trong đó. Để có một mảnh đất khỏe mạnh cho cây trồng phát triển cần cân bằng các yếu tố trên bởi cây trồng khỏe bắt đầu từ đất vườn khỏe. Bất kỳ loại đất nào cũng có thể biến thành đất vườn khỏe mạnh nếu chúng ta biết cách cải tạo. Việc này cần thời gian và một quá trình liên tục. Nếu bạn đang quan tâm đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hãy cùng WAO tìm hiểu 5 bước cải tạo đất vườn trồng cây ăn trái nhanh chóng dưới đây:
Nội dung bài viết
1. Kiểm tra đất để cải tạo đất vườn trồng cây ăn trái
Việc này cần tiến hành 6 đến 1 năm một lần để xác định tình trạng đất vườn hiện tại. Kiểm tra đất cũng sẽ cho bạn biết độ pH, độ ẩm, độ nén của đất, mức độ chất hữu cơ. Từ đó, chúng ta biết mà điều chỉnh sao cho cây đạt năng suất và chất lượng.
Chúng ta có thể dùng bút pH để kiểm tra độ pH đất. Ở mức từ 5,5- 6,5 là mức độ cây có thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Đối với độ ẩm đất, chúng ta có thể quan sát bằng mắt, tay hoặc bằng máy đo độ ẩm. Độ ẩm đất giao động từ 60 – 80% là mức phù hợp cho cây trồng.
Đất có màu nâu đen chứng tỏ đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho cây trồng. Đất có màu vàng nhạt, cứng, nén chặt là đất không phù hợp cho sự phát triển của cây. Sức khoẻ cây càng ngày càng suy kiệt, cằn cỗi và cho năng suất thấp.
2. Bổ sung hữu cơ cho đất
Chất hữu cơ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự sống của đất và cây trồng. Việc bón hữu cơ vào đất giúp tăng cường hoạt động của vi sinh vật đất. Cải thiện cấu trúc đất cho đất trở nên tơi xốp hơn. Ngoài ra, việc bổ sung hữu cơ giúp đất lưu trữ được chất dinh dưỡng, duy trì độ pH trung tính và bảo vệ cây trồng khỏi nấm bệnh, côn trùng gây hại.
Có thể bổ sung hữu cơ cho đất bằng phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân NPK hữu cơ hoặc các vật liệu hữu cơ như cành cây, thân cỏ, rơm rạ…
Cần bổ sung hữu cơ định kỳ, thường là 2-3 lần/năm, vào đầu mùa mưa, sau thu hoạch và trước khi ra hoa. Rải hữu cơ xung quanh bề mặt tán, lấp đất lại sau đó tưới nước giữ ẩm cho đất giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
3. Cải tạo đất vườn trồng cây ăn trái bằng cách che phủ bề mặt đất
Lớp phủ là điều cần thiết để đất vườn khỏe mạnh và cây cối khỏe mạnh. Lớp che phủ vào mùa nắng giúp đất giữ nước, giữ ẩm. Vào mùa mưa giúp đất không bị xói mòn và rửa trôi. Tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật đất phát triển. Không những thế, lớp che phủ sẽ từ từ phân hủy và bổ sung chất hữu cơ cho đất để tăng độ phì nhiêu.
Chúng ta có thể che phủ bằng các tàn dư thực vật như rơm rạ, cỏ lá, cành cây, thân chuối,… Hoặc cũng có thể che phủ bằng cách để cỏ, hoặc trồng các thảm thực vật như cỏ lạc dại, đậu xanh, đậu săng, muồng vàng, cỏ vetiver…
Nên che phủ cho cây vào đầu mùa mưa, mùa nắng để giúp rễ cây tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời cũng như xói mòn vào mỗi mùa mưa.
Nên che phủ xung quanh tán cây với độ dày từ 10 -15cm. Tránh che phủ tận gốc vì dễ tạo điều kiện cho nấm hại tấn công gây bệnh.
4. Ngăn chặn sự nén chặt của đất
Đất cứng và bị nén chặt sẽ không cho nước và chất dinh dưỡng ngấm vào. Chính vì thế khiến đất trở nên cằn cỗi. Khiến rễ cây không thể vươn ra để tìm kiếm dinh dưỡng, làm cây bị mất nước và chết đói. Đất nén cũng cản trở hoạt động vi sinh vật trong đất. Khiến quá trình chuyển đổi chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng nuôi cây trồng bị chậm lại.
Chính vì thế, cần thiết lập các luống vườn cố định. Chia khu vực của bạn thành các luống trồng và lối đi để hạn chế dẫm lên đất. Dành đủ chỗ ở giữa các luống để xe cút kít hoặc các phương tiện phục vụ cho việc chăm sóc cây hoạt động để không gây áp lực làm nén chặt đất.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể ngăn chặn sự nén chặt bằng cách:
- Bổ sung hữu cơ
- Tưới nước với liều lượng vừa đủ, không tưới quá ít hoặc quá nhiều làm đất bị nén chặt.
5. Sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế cho hoá học
Mục đích của chúng ta cải tạo đất là bảo vệ liên kết đất, giúp đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng hơn. Nhưng nếu chúng ta lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ sẽ vô tình phá vỡ liên kết này. Khiến cho đất càng ngày càng trở nên chai cứng và bạc màu.
Vì thế, việc chuyển đổi từ các sản phẩm hoá học sang hữu cơ, vi sinh là rất cần thiết. Không chỉ cung cấp thêm khoáng chất, giúp cân bằng độ pH, nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đất mà còn giúp khống chế nấm bệnh, côn trùng gây hại. Ngoài ra, phân bón hữu cơ vi sinh còn hỗ trợ giải độc đất bị ngộ độc hoá học.
Cải thiện và xây dựng đất vườn lành mạnh là một quá trình liên tục. Điều đó sẽ mang lại cho bạn những cây trồng khỏe mạnh, cho vụ mùa bội thu.
Để cải tạo đất vườn trồng cây ăn trái một cách hiệu quả, chúng ta nên kết hợp tất cả các bước trên để đất nhanh phục hồi, cho năng suất lớn.
ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC “HỒI SINH SỰ SỐNG CHO ĐẤT” MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY:
Xem thêm: