4 việc cần làm ngay để phòng nấm bệnh cho cây sầu riêng trước mùa mưa

Để phòng tránh các các yếu tố gây hại đến vườn sầu riêng trong mùa mưa, nhà vườn cần bắt tay vào thực hiện ngay 4 việc sau đây.

1. Cắt cỏ cho vườn

Nếu như trong mùa khô, chúng ta cần giữ cỏ lại trong vườn để giữ ẩm, bảo vệ cho đất, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu xuyên qua lớp đất mặt tác động đến hệ thống rễ. Thì trong mùa mưa này, nhà vườn cần tiến hành cắt cỏ cho vườn để tạo lớp thảm che phủ cho đất mặt. Tránh xói mòn rửa trôi dinh dưỡng và hữu cơ tầng đất mặt. Đồng thời giúp nước mưa đi sâu vào lòng đất theo hệ thống rễ cỏ, giúp tiêu nước tránh ngập úng ở tầng đất mặt làm thối rễ. Và giúp nước đi xuống tầng sâu lưu giữ tại đây để tiết kiệm nước tưới vào mùa khô. 

Bên cạnh đó, việc cắt cỏ vào thời điểm này giúp hạn chế nấm bệnh phát triển khi cỏ quá rậm rạp trong vườn vào mùa mưa. 

Khi mưa xuống, các mầm cỏ non sẽ mọc lên dưới lớp phủ và tiếp tục phát triển để bảo vệ đất và cây vào giai đoạn tiếp theo. 

Cách cách cỏ như sau:

  • Cắt cỏ cách mặt đất từ 10-20cm. Không cắt sát gốc hay đánh bật gốc cỏ.
  • Sau khi cắt cỏ xong nên giữ nguyên xác cỏ tại vị trí cắt, để che phủ đất, không mang ra khỏi vườn.
  • Trong gốc cây, cần làm sạch cỏ để tạo thông thoáng cho phần cổ rễ (làm sạch khoảng 40cm tính từ gốc cây ra bên ngoài).
  • Thời điểm thích hợp để cắt cỏ là sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh cắt lúc nắng nóng ảnh hưởng đến cây trồng.

2. Sử dụng vật liệu hữu cơ che phủ đất

Đối với những vườn trồng sầu riêng mới bắt đầu để cỏ hoặc lớp cỏ trong vườn thưa, cần tiến hành chuẩn bị các vật liệu hữu cơ sẵn có quanh vườn như rơm rạ, xác bã thực vật, tàn dư rau màu,… để che phủ cho lớp đất mặt.

Việc che phủ giúp hạn chế xói mòn rửa trôi đất mặt. Đồng thời giúp tăng lượng mùn hữu cơ cho đất sau khi phân hủy, giúp đất tơi xốp, thông thoáng hơn. 

Một số loại vật liệu hữu cơ mà nhà vườn có thể tận dụng ngay mà không tốn chi phí như:

  • Thân xác thực vật: thân chuối, thân ngô đậu, bèo lục bình, rơm rạ, cây dã quỳ, cộng sản (cỏ lào), lục lạc, keo dậu,…
  • Các vật liệu khác như: vỏ cây, vỏ hạt, lá rụng,…

Những lưu ý khi sử dụng vật liệu che phủ:

  • Không sử dụng các vật liệu đã nhiễm nấm bệnh.
  • Che phủ cách gốc cây trồng 40cm.
  • Lớp phủ nên dày từ 5-10cm.

3. Làm đường bẫy nước

* Với các vườn sầu riêng trồng trên đồi dốc

Với các vườn trồng cây sầu riêng trên đồi dốc, nhà vườn cần tạo các đường bẫy nước (hay còn gọi là chia dòng chảy) để giúp hạn chế tình trạng nước chảy xiết làm xói mòn đất khi mưa lớn. Đồng thời giúp nước thấm sâu vào các tầng đất hơn, để rễ cây có thể dễ dàng ăn sâu vào trong, tránh ngập úng thối rễ và duy trì mạch nước ngầm ổn định.

Cách tạo đường bẫy nước trên đất dốc:

  • Nhà vườn tiến hành xác định các điểm trên đường đồng mức (các điểm có cùng độ cao trên đất).
  • Tiếp theo đào các rãnh ngang theo đường đồng mức với độ sâu khoảng 30cm và rộng khoảng 50cm.
  • Các rãnh nên được đào theo đường ziczac (dích dắc).

* Với các vườn sầu riêng trồng trên đất bằng

Với các vườn trồng cây sầu riêng ở khu vực bằng phẳng, nhà vườn cần tạo các hố đất gần gốc cây nhằm mục đích giúp thoát nước ngập ở vùng gốc cây và thu gom nước để dự trữ khi cần thiết.

Cách tạo hố nước trong vườn bằng:

  • Nhà vườn tiến hành xác định các khoảng trống giữa các hàng sầu riêng trong vườn. Sau đó chọn vị trí thích hợp.
  • Tiếp theo đào hố với kích thước 30cmx50cm (Sâu 30cm, rộng 50cm).

4. Tưới WAO BOOMs phòng nấm cho vườn sầu riêng

Bước vào mùa mưa, những cơn mưa dai dẳng khiến độ ẩm trong đất vượt ngưỡng, dễ xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ khiến bộ rễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm khuẩn như Phytophthora, Fusarium,… xâm nhập gây vàng lá thối rễ.

Bên cạnh đó, mưa nhiều làm độ ẩm không khí tăng cao, đây chính là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm khuẩn gây bệnh trên cây phát sinh phát triển và lây lan nhanh như thán thư, thối trái, thối cổ rễ, cháy lá chết ngọn, …

Để phòng ngừa các tác nhân gây bệnh nguy hiểm này, nhà vườn cần tiến hành tưới WAO BOOMs ngay.

Bộ giải pháp WAO BOOMs giúp xử lý và kiểm soát đến 95% các tác nhân gây bệnh trên cây trồng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm trên cây như vàng lá thối rễ, lở cổ rễ, nứt thân xì mủ, đốm mắt cua,  thán thư, thối trái, cháy lá chết ngọn,…

Đồng thời giúp cải tạo lại tính chất đất, giúp đất tơi xốp, thông thoáng, giàu dinh dưỡng hơn. Kích thích hệ rễ phát triển mạnh, cây đi đọt đều, khỏe, đề kháng tốt.

Cách pha tưới: 

Pha cả bộ WAO BOOMs với 2000 lít nước.

  • Tưới cho cây ăn trái nhỏ 1-3 năm: 5-10 lít (200-400 cây).
  • Tưới cho cây ăn trái lớn 4-15 năm: 10-20 lít (100-200 cây).

Hy vọng, những chia sẻ trên của WAO sẽ giúp bà con có sự chuẩn bị tốt nhất để bảo vệ cây sầu riêng trước khi mùa mưa bắt đầu. 

Tham gia ngay vào nhóm 👉 TRAO ĐỔI-HỎI ĐÁP VỀ SẦU RIÊNG để cùng đội ngũ kỹ thuật của WAO và các nhà vườn trồng sầu riêng trên khắp mọi miền chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích về sầu riêng.

Bấm vào và tham gia ngay 👉 TRAO ĐỔI-HỎI ĐÁP VỀ SẦU RIÊNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh