Hiện nay, có rất nhiều tài liệu đề cập đến việc suy thoái đất do một số nguyên nhân như: xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng, bón nhiều phân hóa học, sử dụng nhiều thuốc BVTV,… Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu thực tiễn thì có 3 nguyên nhân chính khiến đất trồng bị suy thoái như sau:

1. Đất không có thảm thực vật che phủ

Có nhiều nguyên nhân làm cho đất thoái hóa, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là mất lớp thực vật trên mặt đất, đất bị phơi ra không có gì bảo vệ nên dễ bị xói mòn, rửa trôi, nén dẽ.

Ngoài trường hợp các sa mạc tự nhiên, bao giờ đất cũng được phủ thực vật. Nhằm tăng năng suất thu hoạch, đất hoang bị cày lên khiến thảm thực vật tự nhiên bị phá hủy. Đất bị phơi ra, không được bảo vệ chống lại súc vật giẫm đạp, gió mưa, nóng lạnh.

dat khong co tham thuc vat
Đất trồng bị suy thoái do không có thảm thực vật che phủ

Con người chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc theo phương pháp bản địa. Làm sạch đất, chọc lỗ bỏ hạt. Không có biện pháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô. Chỉ sau vài ba năm trồng tỉa, đất bị thoái hóa không còn khả năng sản xuất do đất không còn chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, thiếu nước.

Đất trồng mất lớp thực vật trên mặt đất, đất bị phơi ra không có gì bảo vệ nên dễ bị xói mòn, rửa trôi, nén dẽ.

2. Mất cân bằng trong việc bón phân

Bón phân không cân đối làm cho đất trở nên chai cứng, cấu trúc đất bị phá vỡ, hàm lượng hữu cơ trong đất thấp, đất trở nên chua, vi sinh vật có ích không thể tồn tại và phát triển, vi sinh vật gây hại phát triển mạnh gây hại trực tiếp đến vườn cây.

Canh tác lâu năm một loại cây trồng trên một diện tích nhất định làm cho dinh dưỡng trong đất ngày càng mất đi, các loại dịch hại dần dần thích nghi với môi trường sống và phá hoại cây trồng. Ngoài ra, bón phân hóa học nhiều dẫn đến tồn dư các chất hóa học trong đất, dần dần cây trồng bị ngộ độc và không thể tồn tại được. Các chất hóa học ngấm sâu trong lòng đất gây biến đổi các đặc tính hóa, lý của đất. Làm cho độ phì và độ tơi xốp trong đất giảm, pH đất thiếu cân bằng.

Sau nhiều năm chỉ bón phân vô cơ, đất trồng vừa giảm năng suất do nghèo kiệt chất hữu cơ và mất cân đối dinh dưỡng, vừa gây độc cho sản phẩm nông nghiệp. Khi bón các loại phân vô cơ vào đất, chính là đưa các muối khoáng vào dung dịch đất một cách không hợp lý trong thời gian dài, làm cho đất mất kết cấu tự nhiên vốn có.

3. Sử dụng hóa chất trong việc xử lý sâu bệnh

Sử dụng hóa chất trong việc xử lý sâu bệnh cũng như sử dụng nhiều thuốc hóa học khác tưới vào gốc khiến quần thể vi sinh vật trong đất thay đổi. Nhiều loại vi sinh vật có ích bị tiêu diệt, hình thành thêm nhiều quần thể VSV có hại. Khiến đất bị ô nhiễm các nguồn bệnh như tuyến trùng, nấm bệnh, vi khuẩn,… Các mầm bệnh này làm cho đất chịu những ảnh hưởng xấu, mất khả năng sản xuất, nguy cơ dịch bệnh cho cây trồng ngày càng nhiều.

>> Đọc tiếp: Phương pháp cải tạo đất vườn bị thoái hóa

Cách cải tạo đất bạc màu cho vườn cây ăn trái

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *